Cá nhân không thực hiện kiểm định phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ có thể bị xử phạt như thế nào?
- Cá nhân không thực hiện kiểm định phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ có thể bị xử phạt như thế nào?
- Việc kiểm định phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ được quy định như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi làm sai lệch dữ liệu đo đạc và bản đồ trong thực hiện nhiệm vụ đo đạc và bản đồ của cá nhân không?
Cá nhân không thực hiện kiểm định phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 18/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 4 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện kiểm định phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Sử dụng phương tiện đo không đạt chỉ tiêu kỹ thuật để kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ;
c) Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cấp chủ đầu tư khi nhà thầu, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp đơn vị thi công theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Lưu ý, tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 18/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Theo đó, cá nhân không thực hiện kiểm định phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hủy bỏ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ do thực hiện hành vi trên.
Kiểm định phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ (Hình từ Internet)
Việc kiểm định phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 33 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:
Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc và bản đồ; tài liệu chính thức của nhà sản xuất phương tiện đo.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc và bản đồ; tài liệu chính thức của nhà sản xuất phương tiện đo.
Cá nhân thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật về đo lường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi làm sai lệch dữ liệu đo đạc và bản đồ trong thực hiện nhiệm vụ đo đạc và bản đồ của cá nhân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 18/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 4 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ quy định tại Chương II Nghị định này, cụ thể theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có các quyền được quy định cụ thể trên. Trong đó có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, cá nhân làm sai lệch dữ liệu đo đạc và bản đồ trong thực hiện nhiệm vụ đo đạc và bản đồ có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc hủy bỏ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ đối với hành vi trên và buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề do thực hiện hành vi trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử phạt hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.