Cá Hồi vân mẫn cảm với vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở giai đoạn nào? Cá Hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN có dấu hiệu bệnh tích như thế nào?
Cá Hồi vân mẫn cảm với vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở giai đoạn nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN ở cá có nêu đặc điểm dịch tể như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
Các loài cá nhiễm vi rút: cá Vược vây đỏ (Perea fluviatilis), cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá Rô bạc (Bidyanus bidyanus), cá Vược Châu Âu (Sander lucioperca), cá Vược Macquarie (Macquaria australasica), cá Hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và một số loài cá khác.
Tất cả các giai đoạn của cá đều mẫn cảm với vi rút gây bệnh EHNV nhưng ở giai đoạn cá giống và cá hồi ở giai đoạn ấu trùng thường có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn.
Các cơ quan đích bị nhiễm vi rút: thận, lá lách và gan.
EHNV có khả năng chịu khô cao. Vi rút tồn tại nhiều ngày trong nước và ít nhất 113 ngày trong mô cá khô. Nó có thể tồn tại hơn 300 ngày trong môi trường nuôi cấy tế bảo ở 4 °C và hai năm trong mô cá được bảo quản ở âm 20 °C.
Ở cá hồi, EHNV lây truyền theo chiều ngang giữa các trang trại thông qua cá giống nhiễm bệnh hay qua nguồn nước, ở cá rô Châu Âu, EHNV lây truyền qua các phương tiện, dụng cụ vận chuyển cá sống hay mồi câu của người câu cá.
Các loài chim, gia cầm có thể là các động vật trung gian truyền bệnh bởi vi rút có thể tồn tại trong đường tiêu hóa của gia cầm trong vài giờ và có thể được truyền trong thức ăn bị nôn trớ. EHNV cũng có thể được mang trên lông, chân và mỏ chim.
Cá rô đồng đỏ rất dễ bị bệnh dịch “hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV”, tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở loài này và hầu hết cá bị nhiễm bệnh chết: tuy nhiên những con cá sống sót có khả năng không tái nhiễm.
Thời gian ủ bệnh đối với cá hồi vân bị nhiễm bệnh thí nghiệm là từ 3 ngày đến 10 ngày trong nhiệt độ nước 19 °C đến 21 °C và từ 14 ngày đến 32 ngày trong nhiệt độ nước 8 °C đến 10 °C. Trong thực nghiệm nhiễm bệnh ở cá rô vây đỏ, thời gian ủ bệnh là từ 10 ngày đến 11 ngày ở 19 °C đến 21 °C, và từ 10 ngày đến 28 ngày ở 12 °C đến 18 °C.
...
Như vậy, tất cả các giai đoạn của cá đều mẫn cảm với vi rút gây bệnh gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu nhưng ở giai đoạn ấu trùng thường có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn.
Vi rút EHVN có thể tồn tại nhiều ngày trong nước và ít nhất 113 ngày trong mô cá khô. Nó có thể tồn tại hơn 300 ngày trong môi trường nuôi cấy tế bảo ở 4 °C và hai năm trong mô cá được bảo quản ở âm 20 °C.
EHNV lây truyền theo chiều ngang giữa các trang trại thông qua cá giống nhiễm bệnh hay qua nguồn nước.
Thời gian ủ bệnh đối với cá hồi vân bị nhiễm bệnh thí nghiệm là từ 3 ngày đến 10 ngày trong nhiệt độ nước 19 °C đến 21 °C và từ 14 ngày đến 32 ngày trong nhiệt độ nước 8 °C đến 10 °C.
Cá Hồi vân mẫn cảm với vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở giai đoạn nào? (Hình từ Internet)
Cá Hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN có dấu hiệu bệnh tích như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN ở cá thì cá Hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN có dấu hiệu bệnh tích
- Cá Hồi vân bị bệnh có dấu hiệu lá lách và gan sưng to, tăng dịch màng bụng và nhiều ổ hoại tử ở gan.
Thỉnh thoảng lá lách nhợt nhạt và teo lại, xuất hiện đốm xuất huyết trên phủ tạng.
- Có các tổn thương màu trắng đến vàng khu trú ở gan tương ứng với các vùng hoại tử.
Bảo quản mẫu cá hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN trong phòng thí nghiệm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN ở cá có nêu như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
6.2 Bảo quản mẫu
Bảo quản vận chuyển:
Bảo quản mẫu ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C không quá 48 h khi vận chuyển về phòng thí nghiệm hoặc bảo quản trong ethanol 70 % đến ethanol tuyệt đối với tỷ lệ 1:10 (1 phần mẫu:9 phần ethanol). Trong quá trình vận chuyển các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy vi rút trên môi trường nuôi cấy tế bào cần giữ trong các dụng cụ chứa môi trường nuôi cấy tế bào và bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C.
Bảo quản tại phòng thí nghiệm:
Mẫu xét nghiệm bằng phương pháp PCR được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C chuyển đến phòng thí nghiệm chưa phân tích ngay phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C đến âm 80 °C hoặc được bảo quản trong dung dịch Phosphate Buffered Saline (PBS) (3.1.2) theo tỷ lệ 1:10 (1 phần mẫu: 9 phần PBS) ở nhiệt độ âm 20 °C đến âm 80 °C hoặc bảo quản trong ethanol từ 70% đến ethanol tuyệt đối.
Mẫu xét nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy tế bào bảo quản mẫu ở âm 80 °C.
...
Như vậy, mẫu cá hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN được bảo quản trong phòng thí nghiệm như sau:
(1) Đối với mẫu cá xét nghiệm bằng phương pháp PCR được bảo quan theo một trong các cách sau:
- Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C chuyển đến phòng thí nghiệm chưa phân tích ngay phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C đến âm 80 °C.
- Bảo quản trong dung dịch Phosphate Buffered Saline (PBS) theo tỷ lệ 1:10 (1 phần mẫu: 9 phần PBS) ở nhiệt độ âm 20 °C đến âm 80 °C hoặc bảo quản trong ethanol từ 70% đến ethanol tuyệt đối.
(2) Đối với mẫu cá xét nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy tế: bào bảo quản mẫu ở âm 80 °C.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.