Bộ Công Thương ra quyết định phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong bao lâu?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Bộ Công Thương ra quyết định phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong thời gian bao lâu? Câu hỏi của anh Q.A.M đến từ TP.HCM.

Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa có phải quy định mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch hay không?

Dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa phải quy định về mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch.

Ngoài nội dung trên, Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa còn phải có các nội dung sau:

- Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên;

- Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên;

- Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó;

- Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch;

- Ký quỹ giao dịch và phí giao dịch;

- Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng;

- Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên;

- Các biện pháp quản lý rủi ro;

- Giải quyết tranh chấp;

- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động;

- Các nội dung có liên quan khác .

Lưu ý: Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa không được trái với các quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP và pháp luật hiện hành.

Bộ Công Thương có được quyền ra quyết định phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa không?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì Bộ Công Thương được quyền ra quyết định việc thành lập và hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa cũng như quyết định phê chuẩn Điều lệ hoạt động và phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Ngoài ra, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;

- Thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết trong trường hợp khẩn cấp;

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;

- Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương.

Trong đó, theo quy định tại Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP thì Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực:

- Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin);

- Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công;

- Thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics;

- Phát triển thị trường ngoài nước;

- Quản lý thị trường; xúc tiến thương mại;

- Thương mại điện tử;

- Dịch vụ thương mại;

- Hội nhập kinh tế quốc tế;

- Cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Phòng vệ thương mại;

- Các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Công Thương có được quyền ra quyết định phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa không?

Bộ Công Thương ra quyết định phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong bao lâu? (Hình từ Internet)

Bộ Công Thương ra quyết định phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong bao lâu?

Đối chiếu với quy định tại Điều 14a Nghị định 158/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định về việc phê chuẩn Điều lệ hoạt động sửa đổi, bổ sung của Sở Giao dịch hàng hóa:

Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Công Thương phải quyết định phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Lưu ý: trong trường hợp không phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Công Thương phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong đó, hồ sơ đề nghị phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa được lập thành 01 bộ bao gồm:

- Tờ trình đề nghị phê chuẩn Điều lệ hoạt động sửa đổi, bổ sung của Sở Giao dịch hàng hóa;

- Điều lệ hoạt động sửa đổi, bổ sung của Sở Giao dịch hàng hóa;

- Biên bản thông qua Điều lệ hoạt động sửa đổi, bổ sung của Sở Giao dịch hàng hóa.

Lưu ý: trường hợp có thay đổi các nội dung của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa được quy định tại Điều 14 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP, Sở Giao dịch hàng hóa phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Cách thức nộp hồ sơ: theo một trong ba cách sau:

- Gửi trực tiếp; hoặc

- Qua đường bưu điện; hoặc

- Qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

440 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào