Biệt phái viên chức theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định có trái với quy định pháp luật không?
Trường hợp nào được thực hiện việc biệt phái viên chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 07/12/2023) quy định như sau:
Biệt phái viên chức
1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
...
Như vậy, các trường hợp việc biệt phái viên chức được thực hiện bao gồm:
- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Biệt phái viên chức
1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
...
Như vậy, các trường hợp việc biệt phái viên chức được thực hiện bao gồm:
- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Biệt phái viên chức
Biệt phái viên chức theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định có trái với quy định pháp luật không?
Chị là giáo viên (viên chức) ở một trường THCS, theo quy định của Luật Viên chức 2010 thì chỉ có trường hợp biệt phái viên chức theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
Theo đó, Hiệu trưởng trường THCS hoặc UBND huyện có thẩm quyền quyết định việc biệt phái giáo viên đến công tác ở một trường khác trong khoảng một thời gian nhất định. Cho nên đối với trường hợp của chị, nếu đây là quyết định biệt phái viên chức của UBND huyện, biệt phái chị đến nhận công tác ở trường mới một thời gian và quyết định biệt phái này hoàn toàn đúng quy định pháp luật thì chị không có quyền từ chối.
Trường hợp, UBND huyện tự ý ra quyết định chuyển hẳn chị qua trường khác mà không phải biệt phái là trái quy định, chị có quyền làm đơn khiếu nại quyết định này, trường hợp khiếu nại không được giải quyết thì có thể khởi kiện quyết định hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính.
Thời hạn biệt phái viên chức tối đa là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 07/12/2023) quy định như sau:
Biệt phái viên chức
...
2. Thời gian biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời gian biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Khi hết thời gian biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi cử viên chức đi biệt phái xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với viên chức.
...
Như vậy, thời gian biệt phái viên chức không quá 03 năm.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Biệt phái viên chức
...
2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức.
Theo đó, thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp nào không được thực hiện việc biệt phái viên chức?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Các trường hợp biệt phái
...
2. Không thực hiện việc biệt phái CCVC trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
b) Đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
c) Là người tố cáo được bảo vệ theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, CCVC.
d) Các trường hợp khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, các trường hợp sau đây sẽ không được biệt phái viên chức:
- Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
- Đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
- Là người tố cáo được bảo vệ theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, CCVC.
- Các trường hợp khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.