Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt trong kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được quy định chi tiết như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt trong kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được quy định chi tiết như thế nào? Câu hỏi của anh V.L.H đến từ TP.HCM.

Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt trong kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được quy định chi tiết như thế nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì nội dung chi tiết kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới được quy định cụ thể như sau:

- Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải;

- Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

- Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP;

- Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước mặt;

- Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

- Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới;

- Các biện pháp, giải pháp khác.

Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt trong kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được quy định chi tiết như thế nào? (Hình từ Internet)

Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt có được phép công bố không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt như sau:

Quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt
1. Chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.

Theo đó, chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá.

Đồng thời, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.

Lưu ý: Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước mặt.

Không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

Trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.

- Bảo vệ môi trường nước sông phải trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp theo lưu vực, phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thủy sinh, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt là:

- Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt;

- Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh;

+ Tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh;

+ Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường;

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại sông, hồ liên tỉnh.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì khả năng chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,354 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào