Biên bản giao nhận thông tin, tài liệu trong sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được thực hiện theo mẫu nào?
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được quy định như thế nào?
- Biên bản giao nhận thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được thực hiện theo mẫu nào?
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp nào?
Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra
1. Trong quá trình kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc giao nhận thông tin, tài liệu phải lập thành biên bản.
3. Biên bản giao nhận thông tin, tài liệu thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được quy định như sau:
- Trong quá trình kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc giao nhận thông tin, tài liệu phải lập thành biên bản.
- Biên bản giao nhận thông tin, tài liệu thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
Số liệu, thông tin thống kê nhà nước (Hình từ Internet)
Biên bản giao nhận thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được thực hiện theo mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT và dẫn chiếu đến Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT quy định biên bản giao nhận thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước như sau:
Tải mẫu biên bản giao nhận thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước. Tại đây.
Hướng dẫn điền thông tin:
(1) Tên cơ quan tiến hành kiểm tra.
(2) Tên Đoàn kiểm tra.
(3) Địa điểm giao nhận thông tin, tài liệu.
(4) Thông tin, tài liệu giao nhận: tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, số tờ và trích yếu nội dung tài liệu, đặc điểm (bản chính, pho to...).
Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
...
2. Phương pháp kiểm tra, xác minh
Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra các số liệu, thông tin theo nội dung kiểm tra được quy định trong quyết định tiến hành kiểm tra.
a) Đối với từng nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải so sánh, đối chiếu giữa số liệu, thông tin của đối tượng kiểm tra sử dụng với số liệu, thông tin đã được cấp có thẩm quyền công bố.
Trường hợp đối tượng kiểm tra trích dẫn nguồn thông tin từ cơ quan không phải là cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê hoặc từ sản phẩm không phải là sản phẩm thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê thì Đoàn kiểm tra cần xác định nguồn thông tin do đối tượng kiểm tra sử dụng.
Trường hợp đối tượng kiểm tra trích dẫn nguồn thông tin từ cơ quan thuộc hệ thống thống kê tập trung không phải là cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê đó hoặc từ sản phẩm thống kê chính thức của cơ quan trong hệ thống thống kê tập trung không có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê đó nhưng không đúng với số liệu, thông tin do cấp có thẩm quyền công bố thì Đoàn kiểm tra báo cáo cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng văn bản để xử lý.
b) Xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối, chênh lệch tương đối (nếu có) của từng số liệu, thông tin, chỉ tiêu.
c) Khi so sánh, đối chiếu cần xác định đúng từng loại số liệu, thông tin (sơ bộ, ước tính và chính thức) tại từng thời điểm công bố, thời điểm đối tượng kiểm tra sử dụng số liệu, thông tin.
Trường hợp số liệu thống kê sơ bộ đã được công bố thì từ thời điểm công bố, số liệu thống kê sơ bộ được thay thế cho số liệu thống kê ước tính, trừ trường hợp tài liệu của đối tượng kiểm tra ghi rõ “số liệu ước tính”. Trường hợp số liệu thống kê chính thức đã được công bố thì từ thời điểm công bố, số liệu chính thức được thay thế cho số liệu sơ bộ, số liệu ước tính, trừ trường hợp tài liệu của đối tượng kiểm tra ghi rõ “số liệu sơ bộ” hoặc “số liệu ước tính”.
d) Xác định đúng trích dẫn nguồn số liệu, thông tin thống kê đối tượng kiểm tra sử dụng: tên tài liệu, sản phẩm để có số liệu, thống tin làm cơ sở so sánh, đối chiếu.
đ) Đối với số liệu, thông tin thống kê được đối tượng kiểm tra sử dụng từ cơ quan nhà nước công bố, phổ biến không đúng thẩm quyền, Đoàn kiểm tra báo cáo cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng văn bản để xử lý.
...
Như vậy, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.