Bệnh nhân không cung cấp đúng thông tin về tình trạng sức khỏe có bị phạt tiền hay không theo quy định?
- Bác sĩ có phải giải thích về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi kê đơn thuốc không?
- Bệnh nhân không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình có bị phạt tiền không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xấp huyện có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bệnh nhân khi không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe?
Bác sĩ có phải giải thích về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi kê đơn thuốc không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Quyền được khám bệnh, chữa bệnh
1. Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.
2. Được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, trong quá trình khám chữa bệnh, bệnh nhân có quyền được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.
Như vậy, bác sĩ có nghĩa vụ phải giải thích về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi tiến hành điều trị, kê đơn thuốc.
Bệnh nhân không cung cấp đúng thông tin về tình trạng sức khỏe có bị phạt tiền hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Bệnh nhân không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình có bị phạt tiền không?
Căn cứ Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề.
3. Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tôn trọng, không hợp tác với người hành nghề khi khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp được quyền từ chối chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, không hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
...
Như vậy, bệnh nhân có hành vi không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xấp huyện có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bệnh nhân khi không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe?
Căn cứ khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và điểm a khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
....
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền ra quyết định xử phạt trong các trường hợp như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại điểm b khoản này;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân xấp huyện có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bệnh nhân khi không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.