Báo cáo về kinh tế trang trại lâm nghiệp được gửi theo phương thức nào? Trang trại chuyên ngành được phân thành bao nhiêu loại?

Tôi có câu hỏi là báo cáo về kinh tế trang trại lâm nghiệp được gửi theo phương thức nào? Trang trại chuyên ngành được phân thành bao nhiêu loại? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ,Q đến từ Giai Lai.

Trang trại lâm nghiệp phải đạt giá trị sản xuất bình quân bao nhiêu thì mới đạt tiêu chí kinh tế trang trại?

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT như sau:

Tiêu chí kinh tế trang trại
1. Đối với trang trại chuyên ngành:
a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
c) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn;
d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;
đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
2. Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.

Như vậy, theo quy định trên thì trang trại lâm nghiệp phải đạt giá trị sản xuất bình quân từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên thì mới đạt tiêu chí kinh tế trang trại.

trang trại lâm nghiệp

Báo cáo về kinh tế trang trại lâm nghiệp được gửi theo phương thức nào? (Hình từ Internet)

Báo cáo về kinh tế trang trại lâm nghiệp được gửi theo phương thức nào?

Báo cáo về kinh tế trang trại lâm nghiệp được gửi theo phương thức được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT như sau:

Theo dõi, thống kê và chế độ báo cáo về kinh tế trang trại
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, phổ biến tiêu chí kinh tế trang trại cho cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã;
b) Triển khai theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, diện tích đất sản xuất, loại trang trại;
c) Lập sổ theo dõi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chế độ báo cáo về kinh tế trang trại theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo về kinh tế trang trại trên địa bàn xã trong năm gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
b) Trước ngày 19 tháng 12 hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo về kinh tế trang trại trong năm trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8, khoản 4 Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước.

Theo đó tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:

Yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo
4. Phương thức gửi, nhận báo cáo
Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Gửi qua Fax;
d) Gửi qua hệ thống thư điện tử;
đ) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng.
e) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo về kinh tế trang trại lâm nghiệp được gửi theo các phương thức sau:

- Gửi trực tiếp;

- Gửi qua dịch vụ bưu chính;

- Gửi qua Fax;

- Gửi qua hệ thống thư điện tử;

- Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng.

- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

Trang trại chuyên ngành được phân thành bao nhiêu loại?

Trang trại chuyên ngành được phân thành bao nhiêu loại, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT như sau:

Phân loại trang trại
1. Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau:
a) Trang trại trồng trọt;
b) Trang trại chăn nuôi;
c) Trang trại lâm nghiệp;
d) Trang trại nuôi trồng thủy sản;
đ) Trang trại sản xuất muối.
2. Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó không có lĩnh vực sản xuất nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm.

Như vậy, theo quy định trên thì trang trại chuyên ngành được phân thành 05 loại như sau:

- Trang trại trồng trọt;

- Trang trại chăn nuôi;

- Trang trại lâm nghiệp;

- Trang trại nuôi trồng thủy sản;

- Trang trại sản xuất muối,

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,004 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào