Bác sĩ y học dự phòng có được phép ký tên thanh toán bảo hiểm y tế khám siêu âm ổ bụng hay không?
Bác sĩ y học dự phòng có được phép ký tên thanh toán bảo hiểm y tế khám siêu âm ổ bụng hay không?
Bác sĩ y học dự phòng có được phép ký tên thanh toán bảo hiểm y tế khám siêu âm ổ bụng hay không, thì căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Phạm vi hành nghề của người hành nghề
1. Bác sỹ y khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bác sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bác sỹ y học dự phòng: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT thì Bác sỹ y học dự phòng siêu âm ổ bụng (số thứ tự 62)
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề (sau đây là giấy phép hành nghề) theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 thì phạm vi hành nghề được áp dụng theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với các cơ sở nhận thử đã được cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GCP với phạm vi thử thuốc trên lâm sàng (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sinh phẩm, sinh phẩm điều trị), cơ sở nhận thử thực hiện việc rà soát, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP theo quy định tại Thông tư này và gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này đến Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
...
Theo đó, bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề (từ nay gọi là giấy phép hành nghề) theo quy định cũ thì phạm vi hành nghề vẫn được áp dụng theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT.
Do đó, anh được bổ sung phạm vi hành nghề có thêm siêu âm ổ bụng vì Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT thì Bác sỹ y học dự phòng có phạm vi hành nghề là siêu âm ổ bụng.
Nếu anh là bác sĩ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hợp đồng bảo hiểm y tế với bảo hiểm y tế, khám bệnh trong đúng phạm vi hành nghề của mình theo quy định pháp luật hiện hành thì được ký tên giấy khám để bệnh nhân hưởng bảo hiểm y tế.
Bác sĩ y học dự phòng (Hình từ Internet)
Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ y học dự phòng gồm những gì?
Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ y học dự phòng gồm được quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT gồm:
1. Ghi điện tim cấp cứu tại giường
2. Theo dõi điện tim cấp cứu tại giường liên tục < 8 giờ
3. Làm test phục hồi máu mao mạch
4. Dùng thuốc chống đông
5. Thở oxy qua gọng kính (< 8 giờ)
6. Thở oxy qua mặt nạ không có túi (< 8 giờ)
7. Thở oxy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi không có van) (< 8 giờ)
8. Thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi có van) (< 8 giờ)
9. Bóp bóng Ambu qua mặt nạ
10. Chăm sóc ống nội khí quản (một lần)
11. Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn
12. Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang
13. Thông bàng quang
14. Đặt ống thông dạ dày
15. Rửa dạ dày cấp cứu
...
321. Cầm máu mũi bằng Merocel
322. Cầm máu điểm mạch mũi bằng hóa chất (Bạc Nitrat)
323. Cầm máu điểm mạch mũi bằng hóa chất (Bạc Nitrat)
324. Hút rửa mũi, xoang sau mổ
325. Xử trí đẻ rơi
Xem đầy đủ phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ y học dự phòng tại đây. Tải về
Bác sĩ y học dự phòng trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm những nguyên tắc nào?
Bác sĩ y học dự phòng trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm những nguyên tắc được quy đinh tại Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.