Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất đối với chức danh Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bậc mấy?

Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất đối với chức danh Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bậc mấy? Điều kiện để Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ được nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu như thế nào? - câu hỏi của anh Tài (Vĩnh Phúc)

Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất đối với chức danh Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bậc mấy?

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV về bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu quy định như sau:

Bảng lương cấp hàm cơ yếu

Theo quy định nêu trên thì bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất đối với chức danh Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bậc 10, hệ số lương là 9,20.

Lưu ý: Mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Điều kiện để Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ được nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương đối với người làm công tác cơ yếu như sau:

Chế độ nâng bậc lương đối với người làm công tác cơ yếu
1. Nâng bậc lương thường xuyên:
a) Đối với người hưởng lương cấp hàm cơ yếu được nâng một bậc lương cấp hàm cơ yếu khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Trong suốt thời gian giữ bậc lương được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương.
Bậc lương cấp hàm cơ yếu hiện giữ thấp hơn bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Đủ điều kiện thời gian để nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu như sau:
Từ bậc 1 hệ số lương 4,20 lên bậc 2 hệ số lương 4,60 là 2 năm;
Từ bậc 2 hệ số lương 4,60 lên bậc 3 hệ số lương 5,00 là 3 năm;
Từ bậc 3 hệ số lương 5,00 lên bậc 4 hệ số lương 5,40 là 3 năm;
Từ bậc 4 hệ số lương 5,40 lên bậc 5 hệ số lương 6,00 là 4 năm;
Từ bậc 5 hệ số lương 6,00 lên bậc 6 hệ số lương 6,60 là 4 năm;
Từ bậc 6 hệ số lương 6,60 lên bậc 7 hệ số lương 7,30 là 4 năm;
Từ bậc 7 hệ số lương 7,30 lên bậc 8 hệ số lương 8,00 là 4 năm;
Từ bậc 8 hệ số lương 8,00 lên bậc 9 hệ số lương 8,60 là 4 năm;
Từ bậc 9 hệ số lương 8,60 lên bậc 10 hệ số lương 9,20 là 4 năm.
Trường hợp đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn nâng bậc lương, nhưng đã xếp bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh hiện giữ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, nếu tiếp tục được sử dụng thì được nâng lương lần 1, lần 2 quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này; thời gian nâng lương lần 1, lần 2 của từng bậc lương cấp hàm cơ yếu thực hiện như thời gian quy định nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu nêu tại Điểm này.
b) Đối với người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được nâng một bậc lương trong nhóm chức danh chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện giữ khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, đạt định mức về số lượng, khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công việc.
...

Theo đó, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ hưởng lương cấp hàm cơ yếu được nâng một bậc lương cấp hàm cơ yếu khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên.

bậc lương cấp hàm cơ yếu

Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất đối với chức danh Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bậc mấy? (Hình từ Internet)

Ai trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Cơ yếu Chính phủ?

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Cơ yếu 2011 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về cơ yếu như sau:

Trách nhiệm quản lý nhà nước về cơ yếu
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ yếu.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên ngành về cơ yếu, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu.
4. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quản lý về cơ yếu thuộc phạm vi mình phụ trách.
5. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu.
6. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu theo sự phân cấp của Chính phủ.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên ngành về cơ yếu, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,071 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào