Ai là người có thẩm quyền quyết định việc điều chuyển các trang thiết bị đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong Quân đội?
- Ai là người có thẩm quyền quyết định việc điều chuyển các trang thiết bị đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong Quân đội?
- Thực hiện bảo quản và bảo dưỡng các trang thiết bị đào tạo như thế nào?
- Các cơ sở đào tạo Quân đội có phải xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng các trang thiết bị đào tạo hay không?
Ai là người có thẩm quyền quyết định việc điều chuyển các trang thiết bị đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong Quân đội?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Thông tư 09/2021/TT-BQP quy định Việc điều chuyển trang thiết bị đào tạo chỉ thực hiện khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, không được tự chuyển đổi hoặc nhượng cho đơn vị khác. Các cấp có thẩm quyền gồm:
- Tổng Tham mưu trưởng quyết định điều chuyển trang thiết bị đào tạo trong phạm vi toàn quân trên cơ sở đề nghị của các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Nhà trường có nhiệm vụ tổng hợp, cân đối, trình Tổng Tham mưu trưởng xem xét, quyết định.
- Chỉ huy các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định điều chuyển trang thiết bị đào tạo trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình quản lý (không điều chuyển trang thiết bị đào tạo của cơ quan, đơn vị thuộc quyền cho cơ quan, đơn vị khác không thuộc quyền).
Khi cấp có thẩm quyền cho phép điều chuyển trang thiết bị đào tạo, cơ quan, đơn vị quản lý trang thiết bị đào tạo phải tiến hành các thủ tục bàn giao; hồ sơ bàn giao được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị giao, nhận trang thiết bị đào tạo theo quy định.
Ai là người có thẩm quyền quyết định việc điều chuyển các trang thiết bị đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong Quân đội? (Hình từ Internet)
Thực hiện bảo quản và bảo dưỡng các trang thiết bị đào tạo như thế nào?
Tại Điều 17 Thông tư 09/2021/TT-BQP quy định về nội dung bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị đào tạo như sau:
"Điều 17. Bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị đào tạo
...
3. Nội dung bảo quản trang thiết bị đào tạo
a) Trang thiết bị đào tạo được bảo quản thường xuyên, định kỳ theo quy trình, yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và chuyên ngành kỹ thuật quy định.
b) Trong quá trình bảo quản nếu phát hiện trang thiết bị đào tạo hư hỏng có biện pháp khắc phục kịp thời, kiểm định chất lượng sau khi tiến hành khắc phục, sửa chữa. Tổ chức bảo quản lại theo quy định.
c) Đối với các trang thiết bị đào tạo hư hỏng không có khả năng khắc phục, cơ sở đào tạo phải lập hội đồng đánh giá tình trạng kỹ thuật, xác định nguyên nhân hư hỏng của từng loại trang thiết bị và lập biên bản báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4. Nội dung bảo dưỡng trang thiết bị đào tạo
a) Bảo dưỡng trang thiết bị đào tạo được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất, gồm: Kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật, khắc phục hoặc thay thế các chi tiết, phụ tùng bị hư hỏng hay không đủ độ tin cậy và thực hiện các nội dung khác theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất, của cơ quan chuyên ngành nhằm duy trì đầy đủ tính năng, độ tin cậy, phục hồi dự trữ hành trình và phòng ngừa hư hỏng trong quá trình bảo quản, sử dụng trang thiết bị.
b) Bảo dưỡng đúng chủng loại, số lượng trang thiết bị đào tạo theo kế hoạch bảo dưỡng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đủ nội dung, đúng quy trình, định mức quy định của các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật đối với từng loại trang thiết bị đào tạo, bảo đảm chất lượng, an toàn.
c) Chỉ được sử dụng phương tiện đo có tình trạng kỹ thuật tốt, còn hạn kiểm định, dụng cụ đủ tiêu chuẩn để thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật; bảo dưỡng trang thiết bị đào tạo đồng thời tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật phụ tùng, đồng bộ đi kèm.
d) Kịp thời phát hiện và khắc phục những hư hỏng, sai lệch tiêu chuẩn kỹ thuật của các hệ thống, bộ phận, cụm chi tiết.
đ) Cập nhật sổ sách thống kê, lý lịch trang thiết bị đào tạo theo quy định."
Như vậy các cơ sở tiếp nhận trang thiết bị đào tạo thì phải tuân thủ các nội dung về bảo quản và bảo dưỡng như trên nhằm duy trì tuổi thọ, độ tin cậy của trang thiết bị và khôi phục tính năng chiến kỹ thuật của trang thiết bị trong quá trình khai thác sử dụng.
Các cơ sở đào tạo Quân đội có phải xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng các trang thiết bị đào tạo hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Thông tư 09/2021/TT-BQP thì các cơ sở đào tạo phải xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo theo quy tắc:
- Phải xác định rõ nhiệm vụ, chỉ tiêu, thời gian, biện pháp, đơn vị (phòng, khoa, bộ môn, đơn vị quản lý học viên, cá nhân) thực hiện và các nội dung bảo đảm khác để hoàn thành nội dung huấn luyện, đào tạo theo quy định.
- Căn cứ lập kế hoạch: Kế hoạch huấn luyện, đào tạo; kế hoạch sử dụng trang thiết bị đào tạo; tình trạng kỹ thuật của trang thiết bị đào tạo nằm trong kế hoạch khai thác sử dụng; trình độ khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo của người được giao sử dụng trang bị.
- Nội dung kế hoạch: Chủng loại, số lượng trang thiết bị đào tạo sử dụng; kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng;
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, tình trạng đồng bộ, khắc phục hỏng hóc phát hiện trong quá trình kiểm tra trang thiết bị đào tạo;
Kế hoạch huấn luyện bổ sung trước khi sử dụng cho người được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo; nội dung bảo quản trang thiết bị đào tạo sau khi sử dụng.
- Trách nhiệm lập kế hoạch: Cơ quan, đơn vị phụ trách trang thiết bị đào tạo xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.