Ai có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu mang bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường?
- Ai có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu mang bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường?
- Cán bộ công chức làm việc tại nhà cần mang theo tài liệu bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường có cần phải có văn bản xin phép không?
- Tài liệu bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường đưa bằng phương tiện truyền thông có cần phải được mã hóa không?
Ai có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu mang bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường?
Ai có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu mang bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2017/TT-BTNMT như sau:
Soạn thảo, đánh máy, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Thẩm quyền cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cho phép in, sao chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.
b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cho Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng trực thuộc Bộ cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật.
c) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ không thuộc các đối tượng nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều này cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ Mật.
d) Người được ủy quyền tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này không được ủy quyền cho người khác.
2. Việc soạn thảo, đánh máy, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được tiến hành ở nơi an toàn và được thực hiện trên các thiết bị đủ điều kiện bảo mật do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước quy định.
3. Thủ trưởng các đơn vị giao cho người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này thực hiện nhiệm vụ đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật; văn bản mật được đánh máy và in ra từ máy tính, máy in dành riêng không kết nối mạng.
4. Khi tổ chức lấy ý kiến để xây dựng dự thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải xác định rõ phạm vi, đối tượng và đóng dấu xác định mức độ mật cần thiết vào dự thảo trước khi gửi xin ý kiến. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận được dự thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước phải thực hiện việc quản lý, sử dụng dự thảo văn bản theo đúng mức độ mật đã ghi trên dự thảo.
5. Người có trách nhiệm đánh máy, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước chỉ được in, sao, chụp đủ số lượng văn bản, những bản thừa, bản hỏng phải được tiêu hủy ngay tại nơi làm việc theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì người có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu mang bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường gồm:
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cho phép in, sao chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cho Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng trực thuộc Bộ cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ không thuộc các đối tượng nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều này cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ Mật.
Ai có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu mang bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức làm việc tại nhà cần mang theo tài liệu bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường có cần phải có văn bản xin phép không?
Cán bộ công chức làm việc tại nhà cần mang theo tài liệu bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường có cần phải có văn bản xin phép không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2017/TT-BTNMT như sau:
Mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đi công tác trong nước, về nhà riêng
Cán bộ, công chức đi công tác trong nước hoặc làm việc tại nhà riêng cần mang theo tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải:
1. Được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp đồng ý, chỉ được mang theo những tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao; đăng ký với bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị; bảo đảm an toàn tuyệt đối tài liệu, vật mang bí mật nhà nước mang theo; khi về nộp trả cơ quan, đơn vị.
2. Có văn bản xin phép nêu rõ lý do, tên, số lượng, độ mật của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước mang theo; thời gian, biện pháp bảo vệ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong quá trình công tác, ở nhà riêng.
3. Báo cáo ngay với người có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục hậu quả, tổ chức truy xét, truy tìm nếu phát hiện tài liệu, vật mang bí mật nhà nước bị mất, tráo đổi, hư hỏng hoặc bị lộ, lọt trong quá trình công tác, ở nhà riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức làm việc tại nhà cần mang theo tài liệu bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường thì phải có văn bản xin phép nêu rõ lý do, tên, số lượng, độ mật của tài liệu mang bí mật nhà nước mang theo; thời gian, biện pháp bảo vệ tài liệu mang bí mật nhà nước trong quá trình ở nhà riêng.
Tài liệu bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường đưa bằng phương tiện truyền thông có cần phải được mã hóa không?
Tài liệu bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường đưa bằng phương tiện truyền thông có cần phải được mã hóa không, thì theo quy định tại Điều 14 Thông tư 11/2017/TT-BTNMT như sau:
Bảo vệ bí mật nhà nước trong thông tin liên lạc
Bí mật nhà nước truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn thông, mạng Internet, mạng diện rộng, điện đài, máy fax phải được mã hóa theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường đưa bằng phương tiện truyền thông thì phải được mã hóa theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.