Ai có quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương? Được hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương khi nào?
Ai có quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương như sau:
Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
1. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người vi phạm cư trú;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đặt trụ sở;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối, không có nơi cư trú ổn định.
2. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại khoản 2 Điều 140 của Luật Xử lý vi phạm hành chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú.
3. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, người có quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đặt trụ sở;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối, không có nơi cư trú ổn định.
Biện pháp giáo dục tại địa phương (Hình minh họa)
Được hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương khi nào?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người đã ban hành quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đúng đối tượng áp dụng;
b) Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;
c) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;
d) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
đ) Trường hợp xác định hành vi vi phạm không đúng quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
e) Trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
g) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
h) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này.
2. Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới.
Như vậy, người đã ban hành quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không đúng đối tượng áp dụng;
- Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;
- Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;
- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Trường hợp xác định hành vi vi phạm không đúng quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 120/2021/NĐ-CP.
Việc đính chính, bổ sung quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương như sau:
- Người đã ban hành quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có trách nhiệm đính chính quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu quyết định có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.
- Người đã ban hành quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu quyết định có sai sót, vi phạm mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 120/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều này.
- Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được lưu trong hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc hồ sơ áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.