Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cần phải tuân thủ nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh N.Q.N (Quảng Nam)

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Như vậy, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là những quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó và công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.

Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc nào của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc nào của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia? (Hình từ Internet)

Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 30 Luật Làm việc 2013 quy định như sau:

Nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
1. Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm sự tự nguyện của người lao động;
b) Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
c) Theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;
d) Chính xác, độc lập, khách quan, công bằng, minh bạch.
2. Nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia bao gồm:
a) Kiến thức chuyên môn, kỹ thuật;
b) Kỹ năng thực hành công việc;
c) Quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Như vậy, việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm sự tự nguyện của người lao động;

- Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

- Theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;

- Chính xác, độc lập, khách quan, công bằng, minh bạch.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng như thế nào?

Căn cứ Điều 32 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:

Xây dựng, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Như vậy, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.

Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề.

Danh mục các đơn vị năng lực có phải là thành phần cơ bản cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề gồm có ba (03) thành phần cơ bản như sau:
1. Mô tả nghề:
Nội dung mô tả phạm vi bao phủ của nghề, các vị trí việc làm và công việc chính cần phải thực hiện trong các bối cảnh áp dụng.
2. Danh mục các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các đơn vị năng lực của từng vị trí việc làm có trong nghề, trong đó liệt kê đầy đủ các đơn vị năng lực và sắp xếp theo các nhóm sau:
a) Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là ngành công nghiệp);
b) Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc trong một ngành công nghiệp cụ thể;
c) Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.
3. Các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày từng đơn vị năng lực có trong danh mục các đơn vị năng lực. Đối với mỗi một đơn vị năng lực cụ thể phải thể hiện được các nội dung sau đây:
a) Tên đơn vị năng lực;
b) Thành phần và tiêu chí thực hiện: trình bày một cách đầy đủ về những thành phần trong một đơn vị năng lực cần phải thực hiện, mức độ thực hiện và kết quả đầu ra có thể đo lường, tính toán, xác định được;
...

Như vậy, danh mục các đơn vị năng lực là 1 trong 3 thành phần cơ bản của cấu trúc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào