Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu?

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu? Viên chức xét thăng hạng lên Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 phải đáp ứng điều kiện gì? Câu hỏi của chị T.N (Hà Nội)

Nhiệm vụ của Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 là gì?

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 như sau:

Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
b) Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng II, trợ giúp viên pháp lý hạng III, người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
c) Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng II, trợ giúp viên pháp lý hạng III, người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công;
d) Nghiên cứu, xây dựng hoặc tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý; tham gia xây dựng các văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý được phân công;
đ) Tổ chức biên tập hoặc tham gia biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
e) Tổ chức hoặc tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
...

Theo đó, Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 phải thực hiện các nhiệm vụ trên trong quá trình công tác.

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu?

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Viên chức xét thăng hạng lên Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại điểm g khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:

Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
b) Có kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật và chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật được phân công;
c) Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý;
d) Được Cục Trợ giúp pháp lý xác nhận đã thực hiện ít nhất 01 vụ việc tham gia tố tụng thành công;
đ) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II phải có thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm cộng dồn (108 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng III tối thiểu đủ 01 năm cộng dồn (12 tháng), tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Theo đó, viên chức xét thăng hạng lên chức danh Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 hoặc tương đương từ đủ 09 năm cộng dồn trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 tối thiểu đủ 01 năm cộng dồn, tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu?

Tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:

Cách xếp lương
1. Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00);
b) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78);
c) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).
...

Theo đó, chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78).

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào