Tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng năm 2023 như thế nào? Tác động đến việc làm ra sao?
- Tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng năm 2023 như thế nào?
- Tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng tác động đến việc làm của người lao động ra sao?
- Mức lương tối thiểu vùng hiện nay người lao động nhận được là bao nhiêu?
- Đã có đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2024 lên bao nhiêu?
Tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng năm 2023 như thế nào?
Từ số liệu thống kê kinh tế tháng 10 và 10 tháng của năm 2023, các chuyên gia nhận định, nền kinh tế 2 tháng còn lại trong năm chắc chắn sẽ sôi động theo chu kỳ, bởi đây là giai đoạn chạy nước rút chuẩn bị mùa cao điểm lễ, Tết và hoàn thiện các đơn hàng quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho toàn nền kinh tế phải đạt được mục tiêu GDP 2023 ở mức 6% – đây là kịch bản cao nhất trong số 3 kịch bản tăng trưởng cập nhật, được Bộ KH&ĐT tham mưu, trình Chính phủ từ cuối tháng 9/2023.
Theo tính toán, để tiến tới con số mục tiêu 6%, GDP quý IV cần tăng được 10,6% – đây là thách thức rất lớn, trong bối cảnh kinh tế quốc tế phức tạp – xám màu. Qua số liệu thống kê tháng 10 và 10 tháng 2023; từ góc nhìn của các chuyên gia, doanh nhân, phân tích, góp phần nhận diện động lực chính của tăng trưởng.
Bên cạnh những điểm sáng đó, Vụ trưởng Vụ Thống kê tổng hợp và Phố biến thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê nêu những hạn chế, thách thức trong nỗ lực đạt mục tiêu GDP 6% khi toàn nền kinh tế chỉ còn 2 tháng để phấn đấu.
Xem chi tiết: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2023/11/nen-kinh-te-2-thang-con-lai-trong-nam-chac-chan-se-soi-dong/
Tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng năm 2023 như thế nào? Tác động đến việc làm ra sao?
Tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng tác động đến việc làm của người lao động ra sao?
Tình hình kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến người lao động một cách đáng kể. Tuy nhiên, để đưa ra dự đoán cụ thể về cách tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng năm 2023 sẽ ảnh hưởng đến người lao động, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tăng trưởng kinh tế, việc làm, lạm phát, và các chính sách kinh tế và xã hội của Chính phủ.
Dưới đây là một số cách mà tình hình kinh tế của Việt Nam có thể ảnh hưởng đến người lao động:
Tăng cơ hội việc làm: Khi kinh tế phát triển, doanh nghiệp mở rộng, các ngành công nghiệp mới nổi lên, và có thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Điều này có thể dẫn đến sự tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Ảnh hưởng đến mức lương: Trong một kinh tế phát triển, có khả năng tăng mức lương do nhu cầu nguồn nhân lực cao. Ngược lại, trong kinh tế suy thoái, có thể có áp lực giảm mức lương hoặc đóng băng lương để duy trì sự ổn định tài chính của doanh nghiệp.
Chuyển đổi ngành nghề: Các biến động trong kinh tế có thể yêu cầu người lao động điều chỉnh kỹ năng và chuyển đổi sang các ngành nghề khác nếu có sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu ngành công nghiệp.
Ảnh hưởng đến an sinh xã hội: Tình hình kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, và các phúc lợi khác mà người lao động có thể hưởng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tình hình kinh tế của Việt Nam cuối năm 2023 sẽ có sự ảnh hưởng đa dạng đến người lao động, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tác động cụ thể, cần phải theo dõi thông tin kinh tế và chính trị cụ thể.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay người lao động nhận được là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.
Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên và tiền lương người lao động nhận được không được thấp hơn mức này.
Đã có đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2024 lên bao nhiêu?
Trước đó ngày 9/8/2023, Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán diễn ra tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Theo thông lệ, phiên đầu tiên, các bên sẽ đưa ra mức tăng và cơ sở mức tăng.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang thảo luận phương án điều chỉnh lương tối thiểu để vừa cải thiện đời sống của người lao động, vừa chia sẻ với doanh nghiệp, giúp ổn định nền kinh tế có đề cập về nội dung: "Qua khảo sát, mong muốn của người lao động lương tối thiểu tăng ít nhất 6-8%"
Theo đó, Ban Chính sách, pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã dẫn số liệu kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 cho Ban Chính sách - Pháp luật và Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp thực hiện để cho thấy bức tranh đời sống của công nhân lao động và có đề xuất tăng 5-6% mức lương tối thiểu vùng.
Từ đó, trong phiên đàm phán lương tối thiểu vùng năm 2024 của HĐTLQG, các bên liên quan cần cân nhắc, so sánh những yếu tố tác động tiêu cực của việc tăng lương.
Đồng thời cần tính toán lương tối thiểu vùng tăng ở mức hợp lý, hài hòa với quyền lợi của NLĐ và khả năng chi trả của doanh nghiệp, song phải đủ bù trượt giá.
Tuy nhiên, do còn nhiều ý kiến khác nhau, khó tìm được tiếng nói chung, hội đồng thống nhất tạm thời chưa chốt thời gian phiên họp thứ 2 để bàn lương tối thiểu vùng năm 2024.
Thay vào đó, trong tháng này, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ báo cáo cấp thẩm quyền về việc các bên trong hội đồng còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa tìm được tiếng nói chung về lương tối thiểu vùng năm tới. Dự kiến, cuối năm hội đồng sẽ nhóm họp lại.
Việc lùi chương trình làm việc của Hội đồng Tiền lương quốc gia để các bên có đánh giá rõ hơn tình hình thị trường lao động, việc làm và sự phục hồi của doanh nghiệp trước khi đưa ra khuyến nghị Chính phủ một phương án cụ thể.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó cụ thể như sau:
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.