Tiền lương 2024 tăng hay giảm khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Tiền lương tối thiểu 2024 tăng hay giảm khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã nêu rõ mục tiêu tổng quát mà mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương như sau:
Từ năm 2018 đến năm 2020 đối với khu vực doanh nghiệp đã thực hiện:
- Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
Đồng thời có thể thấy mục tiêu cải cách tiền lương 2024 trong giai đoạn 2021 đến 2025 đối với khu vực doanh nghiệp là:
Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025.
Như vậy, dự theo nội dung cải cách tiền lương Chính phủ đã đề xuất thì tăng lương tối thiểu vùng đã không còn gắn liền với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, dù không theo lộ trình của cải cách tiền lương mới nhất nhưng việc tăng lương tối thiểu sẽ được thực hiện theo lộ trình khác, cụ thể:
Ngày 22/3/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo dự thảo, mức lương tối thiểu tháng của các vùng đã tăng lên so với mức lương tối thiểu hiện tại. Mức tăng này dự kiến được áp dụng từ 01/7/2024.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu tháng theo dự kiến được quy định như sau:
- Đối với vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức lương tối thiểu tháng của các vùng từ 01/7/2024 dự kiến tăng lên 280.000 đồng/tháng đối với vùng I; 250.000 đồng/tháng đối với vùng II; 220.000 đồng/tháng đối với vùng III và 200.000 đồng/tháng đối với vùng IV.
Như vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng thấp nhất là 200.000 đồng/tháng. Mức tăng này áp dụng với các địa bàn thuộc vùng IV.
Xem Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: TẢI VỀ
Từ các phân tích trên có thể thấy, dù không theo việc thực hiện cải cách tiền lương của Nghị quyết 27 nhưng việc tăng lương tối thiểu 2024 sẽ được thực hiện theo lộ trình khác phù hợp với tình hình thực tế.
Tiền lương 2024 tăng hay giảm khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Tiền lương 2024 tăng hay giảm khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong đó có nhiều nội dung với thay đổi lớn đối với tiền lương của cán bộ, công chức viên chức, lực lượng vũ trang bao gồm:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Dù bãi bỏ mức lương cơ sở cũng như hệ số lương đang được áp dụng hiện nay. Nhưng cũng theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm:
Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) + các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
- Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
- Vẫn áp dụng các loại phụ cấp hiện đang hưởng gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động, phục vụ an ninh - quốc phòng và phụ cấp đặc thù dành cho đối tượng là quân đội, công an, cơ yếu.
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Theo đó, với các quy định về bãi bỏ phụ cấp không phải xóa hoàn toàn các loại phụ cấp này mà chỉ đưa phụ cấp đó thể hiện trong các khoản phụ cấp đã được gộp hoặc phụ cấp đã có trong lương.
Như vậy, về cơ bản, cán bộ công chức, viên chức chỉ bỏ phụ cấp thâm niên và phụ cấp công tác công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội. Tuy nhiên, dù bỏ những khoản phụ cấp này đi thì quỹ phụ cấp vẫn phải đảm bảo chiếm 30% so với tổng quỹ lương công chức.
Do đó, nhìn chung lương án bộ công chức, viên chức sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Và lương lực lượng vũ trang cũng được xây dựng bảng lương mới phù hợp hơn.
Mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng của các vùng hiện nay như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng;
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng;
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng;
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.