Thuyền viên và chủ tàu biển buộc phải ký kết hợp đồng lao động khi nào?

Thuyền viên và chủ tàu biển buộc phải ký kết hợp đồng lao động khi nào?

Thuyền viên và chủ tàu biển buộc phải ký kết hợp đồng lao động khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 62 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng lao động của thuyền viên như sau:

Hợp đồng lao động của thuyền viên
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động.
2. Hợp đồng lao động của thuyền viên phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải có nội dung sau đây:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo đó, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động trước khi làm việc trên tàu biển.

Thuyền viên và chủ tàu biển buộc phải ký kết hợp đồng lao động khi nào?

Thuyền viên và chủ tàu biển buộc phải ký kết hợp đồng lao động khi nào?

Thời giờ làm việc của thuyền viên làm việc trên tàu biển được bố trí ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên như sau:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên
1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết.
2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập Bảng phân công công việc và được niêm yết tại vị trí dễ thấy trên tàu.
...

Theo đó, thời giờ làm việc của thuyền viên được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết.

Thuyền viên làm việc trên tàu biển có được nghỉ lễ tết không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nghĩa vụ của thuyền viên như sau:

Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết của thuyền viên
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương. Trường hợp thuyền viên chưa được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết thì được bố trí nghỉ bù.
2. Số ngày nghỉ hàng năm được tính theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hàng năm.
3. Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không được nghỉ hàng năm.

Theo đó, thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương.

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có những nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nghĩa vụ của thuyền viên như sau:

Nghĩa vụ của thuyền viên
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;
b) Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;
c) Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;
d) Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;
đ) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.
2. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.

Theo đó, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;

- Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;

- Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh và chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;

- Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;

- Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào