Thủ tục người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hưởng hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
- Người lao động thuộc hộ nghèo được đề nghị hưởng hỗ trợ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
- Hồ sơ người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hưởng hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
- Thủ tục người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hưởng hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
- Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ mới nhất hiện nay?
Người lao động thuộc hộ nghèo được đề nghị hưởng hỗ trợ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP như sau:
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
Như vậy, người thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được nhà nước hỗ trợ các chính sách bao gồm:
- Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài;
- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề.
Thủ tục người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hưởng hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Hồ sơ người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hưởng hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Đối với các khoản hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài thì hồ sơ đề nghị hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC như sau:
- Giấy đề nghị hỗ trợ;
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động;
- Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động với chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hộ chiếu và thị thực;
- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo;
- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp.
Thủ tục người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hưởng hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Đối với các khoản hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài thì thủ tục đề nghị hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC như sau:
Bước 1: lập và nộp hồ sơ
- Người lao động lập hồ sơ theo quy định.
- Người lao động gửi 01 bộ hồ sơ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân cấp của địa phương nơi người lao động cư trú hợp pháp để được xem xét hỗ trợ.
- Hình thức nộp:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
Bước 2: Xem xét giải quyết
- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài Khoản ngân hàng) cho người lao động; lưu giữ các hồ sơ, chứng từ nêu trên theo quy định.
- Thời hạn: chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động
Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ mới nhất hiện nay?
Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ là Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC
Dưới đây là hình ảnh Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ.
Tải Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ. Tải về