Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội do cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi người lao động có thể tự đi gộp sổ bảo hiểm xã hội hay không? Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội do cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của chị Chi (Hà Nội).

Người lao động có thể tự đi gộp sổ bảo hiểm xã hội hay không?

Tại khoản Điều 3 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:

Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.
c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
...
2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH
2.1. BHXH huyện
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.
b) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995 do BHXH tỉnh phân cấp.
2.2. BHXH tỉnh
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu; người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.
b) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.
...

Như vậy, người lao động có thể trực tiếp tới nộp hồ sơ yêu cầu gộp sổ tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi bạn đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Hoặc có thể yêu cầu công ty nộp hồ sơ cho người lao động tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở.

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội do cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội do cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ

Hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội do cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì?

Theo nội dung hướng dẫn về quy trình gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên được quy định tại Thủ tục 1.7.b Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội do cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS);

- Các sổ bảo hiểm xã hộiđề nghị gộp (nếu có)

Trường hợp áp dụng: Người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng thời gian hoặc có thời gian đóng ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội do cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ được thực hiện như thế nào?

Theo nội dung hướng dẫn về quy trình gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên được quy định tại Thủ tục 1.7.b Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội do cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua bưu chính.

- Qua Bưu chính;

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý hoặc nơi cư trú hoặc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công các cấp.

Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký

Kết quả giải quyết bao gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội, tại đơn vị hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).

Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào