Thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hiện nay như thế nào?
- Người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động nước ngoài thì trước tiên phải làm gì?
- Thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hiện nay như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài?
- Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài mới nhất hiện nay?
Người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động nước ngoài thì trước tiên phải làm gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
...
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo đó, doanh nghiệp trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc phải thực hiện thủ tục giải trình nhu cầu sử dụng lao động.
Nếu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận thì doanh nghiệp mới có thể tiến hành việc tuyển dụng.
Thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu và gửi báo cáo
- Người sử dụng lao động xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
- Người sử dụng lao động gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thời hạn: trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
- Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Bước 2: Giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.
- Thời hạn tối đa trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Lưu ý: thủ tục trên không áp dụng với việc sử dụng lao động nước ngoài của các nhà thầu.
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài?
Theo Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
- Người lao động nước ngoài làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập
- Người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập - Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác
- Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động sau:
+ Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
+ Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
+ Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Người lao động nước ngoài làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập
+ Người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập
+ Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác
+ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam
Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài mới nhất hiện nay?
Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài là Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP
Tải Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài mới nhất hiện nay. Tải về