Thụ tinh nhân tạo là gì? Lao động mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo nghỉ dưỡng thai trong bao lâu?

Theo quy định hiện hành thụ tinh nhân tạo là gì? Lao động mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo nghỉ dưỡng thai trong bao lâu?

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể giải thích về thuật ngữ "thụ tinh nhân tạo". Tuy nhiên thuật ngữ này đã được đề cập trong khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
...

Theo đó, có thể hiểu thụ tinh nhân tạo là phương pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ. Trong đó tinh trùng được đưa vào cơ thể người phụ nữ bằng các phương pháp y học để thụ tinh với noãn.

Thụ tinh nhân tạo là gì? Lao động mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo nghỉ dưỡng thai trong bao lâu?

Thụ tinh nhân tạo là gì? Lao động mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo nghỉ dưỡng thai trong bao lâu? (Hình từ Internet)

Lao động mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo nghỉ dưỡng thai trong bao lâu?

Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:

Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
...
4. Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.
Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).
Biên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.
5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
...

Theo đó, việc quyết định số ngày nghỉ dưỡng thai phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Trường hợp lao động nữ thụ tinh nhân tạo cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, lao động nữ phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT có quy định:

Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.
3. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:
a) Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c) Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;
d) Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dưỡng thai thuộc về:

- Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

- Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào