Thu kinh phí công đoàn qua tài khoản ngân hàng như thế nào?

Cho tôi hỏi thu kinh phí công đoàn qua tài khoản ngân hàng như thế nào? Câu hỏi từ chị V.H.L (Nam Định).

Thu kinh phí công đoàn qua tài khoản ngân hàng như thế nào?

* Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ năm 2017 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn như sau:

I. Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xây dựng phần mềm phục vụ cho việc thu, quản lý và chuyển trả nguồn kinh phí công đoàn của các đơn vị sản xuất kinh doanh cho các cấp công đoàn.
- Thực hiện việc thu kinh phí qua tài khoản như sau:
Tên Tài khoản nhận kinh phí công đoàn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Số Tài khoản: 117001366668
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Thực hiện cấp trả cho công đoàn cơ sở khi doanh nghiệp, đơn vị thực hiện đóng kinh phí công đoàn (theo chế độ 24h kể từ khi doanh nghiệp, đơn vị nộp kinh phí công đoàn).
- Hàng tháng cấp trả phần kinh phí cấp trên được sử dụng cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và phần kinh phí công đoàn thu từ các doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn.
- Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chỉ đạo các chi nhánh trên toàn quốc triển khai việc thu kinh phí công đoàn.

Theo đó, hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc thu kinh phí qua tài khoản như sau:

- Tên Tài khoản nhận kinh phí công đoàn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Số Tài khoản: 117001366668

Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

* LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ năm 2017 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn hướng dẫn như sau:

Chủ động lựa chọn chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản của đơn vị mình. Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản cho các công đoàn cơ sở thuộc cấp mình quản lý tài chính cho phù hợp (VietinBank cấp số tài khoản cho các đơn vị, các đơn vị hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản khi thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền đi).

* Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ năm 2017 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn như sau:

- Chủ động lựa chọn chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản của đơn vị mình. Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản cho các công đoàn cơ sở thuộc cấp mình quản lý tài chính cho phù hợp (VietinBank cấp số tài khoản cho các đơn vị, các đơn vị hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản khi thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền đi).

- Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương tiến hành nhập danh sách các doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn và doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) cùng như các đơn vị được cấp trả kinh phí công đoàn phải đảm bảo đầy đủ dữ liệu: Mã số thuế của Doanh nghiệp nộp, Số Tài khoản của Công đoàn cơ sở, số tiền phải đóng kinh phí công đoàn trong năm.

* Công đoàn Cấp cơ sở

Căn cứ Mục 4 Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ năm 2017 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Công đoàn Cấp cơ sở hướng dẫn như sau:

- Cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết để tiến hành mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Cung cấp các dữ liệu cần thiết cho Công đoàn cấp trên trực tiếp để tiến hành khai báo dữ liệu cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Mã số thuế của Doanh nghiệp nộp, Số Tài khoản của Công đoàn cơ sở, số tiền phải đóng kinh phí công đoàn trong năm.

- Căn cứ vào số kinh phí Công đoàn phải đóng, Công đoàn cơ sở đôn đốc Chủ doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn theo Thông báo của Công đoàn cấp trên.

Thu kinh phí công đoàn qua tài khoản ngân hàng như thế nào?

Thu kinh phí công đoàn qua tài khoản ngân hàng như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm đóng kinh phí công đoàn là khi nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn, cụ thể như sau:

Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Mức đóng kinh phí công đoàn là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:

Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

Như vậy mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào