Thiết bị giới hạn chiều cao nâng tải của cần trục tự hành bao gồm những gì?
Thiết bị giới hạn chiều cao nâng tải của cần trục tự hành bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 8 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) quy định về thiết bị giới hạn chuyển động của cần trục tự hành như sau:
Thiết bị giới hạn chuyển động
8.1 Yêu cầu vận hành
Các thiết bị giới hạn chuyển động phải hoạt động theo 4.5.1 của TCVN 7761-1:2013 (ISO 10245- 1:2008). Trong đa số các trường hợp, các thiết bị giới hạn chuyển động cần kết hợp với các tính năng điều khiển để ngăn chặn mọi chuyển động tiếp theo của cần trục.
CHÚ THÍCH: Đối với hệ thống thủy lực, phạm vi hành trình làm việc của các xy lanh hoặc các thiết bị dừng cơ khí được xem là đủ đáp ứng yêu cầu này, nhưng cần phải lắp các van xả áp (van an toàn) để ngăn chặn các bộ phận cần trục bị quá tải.
8.2 Các loại thiết bị giới hạn chiều cao nâng tải
Các thiết bị giới hạn chiều cao nâng tải phải bao gồm cả thiết bị chống va chạm và thiết bị ngăn chặn hư hỏng do va chạm (xem 3.2, 3.3).
Cần trục phải lắp thiết bị giới hạn chiều cao nâng tải nếu có yêu cầu dừng tất cả các chuyển động có thể dẫn đến việc cụm móc tiếp xúc với cần hoặc cụm puli đầu cần và gây hư hỏng. Thiết bị nối tắt cho giới hạn chiều cao nâng tải phải là loại được giữ ở vị trí ưu tiên.
8.3 Thiết bị giới hạn chiều sâu hạ tải
Thiết bị giới hạn chiều sâu hạ tải phải đáp ứng các yêu cầu trong 4.5.1 của TCVN 7761-1:2013 (ISO 10245-1:2008).
Tất cả các cần trục phải lắp thiết bị giới hạn chiều sâu hạ tải. Phải đảm bảo tối thiểu còn 3 vòng cáp trên tang. Việc nối tắt thiết bị hạn chế chiều sâu hạ tải chỉ có thể thực hiện với các thao tác nâng cần, vận chuyển và thay cáp. Thiết bị nối tắt phải là loại được giữ ở vị trí ưu tiên.
8.4 Thiết bị giới hạn góc nâng cần
Thiết bị, phải được lắp đặt với các hiệu chỉnh thích hợp để đạt được góc nâng của cần và của cần phụ đã định. Khi cần thiết, thiết bị này phải có các phương tiện để người vận hành có thể bỏ qua bộ giới hạn để cho phép cung cấp tức thời nguồn năng lượng cho việc điều chỉnh góc nâng cần và cần phụ nhằm mục đích giải phóng các thiết bị khóa.
...
Theo đó, các thiết bị giới hạn chiều cao nâng tải phải bao gồm cả thiết bị chống va chạm và thiết bị ngăn chặn hư hỏng do va chạm.
Thiết bị giới hạn chiều cao nâng tải của cần trục tự hành bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thiết bị chống va chạm là gì? Thiết bị ngăn chặn hư hỏng do va chạm là gì?
Căn cứ tại Điều 3 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) có quy định về thiết bị chống va chạm và thiết bị ngăn chặn hư hỏng do va chạm như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Tải trọng danh định (rated capacity)
Tải trọng mà cần trục được thiết kế để nâng đối với điều kiện vận hành cụ thể (ví dụ, cấu hình máy hoặc vị trí của tải trọng).
[Nguồn: 3.12 của TCVN 7761-1:2013]
3.2
Thiết bị chống va chạm (anti-two-block device)
Thiết bị khi được phát động sẽ ngắt tất cả các tính năng mà chuyển động của chúng có thể làm cho một bộ phận nào đó ở khối tải phía dưới hoặc tổ hợp móc tiếp xúc với khối tải phía trên, hoặc với (các) cụm puli trên cần hoặc cần phụ.
3.3
Thiết bị ngăn chặn hư hỏng do va chạm (two-block damage prevention device)
Thiết bị khi được phát động sẽ làm giảm lực căng cáp gây ra bởi sự tiếp xúc giữa khối tải phía dưới hoặc tổ hợp móc với khối tải phía trên, hoặc với (các) cụm puli trên cần hoặc cần phụ.
CHÚ THÍCH: Lực căng cáp có thể giảm bớt sao cho sự tiếp xúc sẽ không gây ra hư hỏng cho máy và cáp được bảo dưỡng đúng. Thiết bị này cần có tính năng ngăn chặn tổ hợp móc không xoay đến vị trí có thể gây ra việc tháo dây buộc ra khỏi móc.
3.4
Cần trục tự hành (Mobile cranes)
Thiết bị như định nghĩa trong TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), ngoại trừ cần trục xếp dỡ.
Theo đó, thiết bị chống va chạm là thiết bị khi được phát động sẽ ngắt tất cả các tính năng mà chuyển động của chúng có thể làm cho một bộ phận nào đó ở khối tải phía dưới hoặc tổ hợp móc tiếp xúc với khối tải phía trên, hoặc với (các) cụm puli trên cần hoặc cần phụ.
Thiết bị ngăn chặn hư hỏng do va chạm là thiết bị khi được phát động sẽ làm giảm lực căng cáp gây ra bởi sự tiếp xúc giữa khối tải phía dưới hoặc tổ hợp móc với khối tải phía trên, hoặc với (các) cụm puli trên cần hoặc cần phụ.
Hệ thống chỉ báo tải trọng của cần trục tự hành được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) quy định về hệ thống chỉ báo tải trọng của cần trục tự hành như sau:
- Hệ thống chỉ báo tải trọng phải đo và hiển thị tải trọng tịnh hoặc tải trọng trên phương tiện nâng đang vận hành.
- Hệ thống chỉ báo tải trọng phải tương thích với khả năng mang tải lớn nhất của cần trục như chỉ định của nhà sản xuất cần trục.
- Độ chính xác của hệ thống chỉ báo tải trọng phải thiết lập sao cho giá trị chỉ báo nằm trong khoảng 100 % đến 110 % so với tải trọng thực tế khi tải trọng vượt quá 75% tải trọng danh định.