Thiết bị, dụng cụ nào dùng để kiểm định nồi hơi?

Thiết bị, dụng cụ nào dùng để kiểm định nồi hơi? Cần có biện pháp cách ly khi kiểm tra kỹ thuật trong quá trình kiểm định nồi hơi hay không? Câu hỏi của chị G.L (Bình Thuận)

Thiết bị, dụng cụ nào dùng để kiểm định nồi hơi?

Tại Điều 5 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
- Bơm thử thủy lực;
- Áp kế mẫu, áp kế kiểm tra các loại;
- Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;
- Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm;
- Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy.
- Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
- Búa kiểm tra;
- Kìm kẹp chì;
- Thiết bị đo điện trở cách điện;
- Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
- Thiết bị đo điện vạn năng;
- Ampe kìm;
- Thiết bị đo nhiệt độ;
- Thiết bị đo độ ồn;
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng.

Theo đó, các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định nồi hơi bao gồm:

- Bơm thử thủy lực;

- Áp kế mẫu, áp kế kiểm tra các loại;

- Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;

- Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm;

- Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy.

- Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

- Búa kiểm tra;

- Kìm kẹp chì;

- Thiết bị đo điện trở cách điện;

- Thiết bị đo điện trở tiếp địa;

- Thiết bị đo điện vạn năng;

- Ampe kìm;

- Thiết bị đo nhiệt độ;

- Thiết bị đo độ ồn;

- Thiết bị đo cường độ ánh sáng.

Thiết bị, dụng cụ nào dùng để kiểm định nồi hơi?

Thiết bị, dụng cụ nào dùng để kiểm định nồi hơi? (Hình từ Internet)

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì liên quan đến việc kiểm định kỹ thuật lần đầu trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi?

Tại Điều 7.2.1 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
...
7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch nồi hơi, nồi đun nước nóng.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của nồi hơi, nồi đun nước nóng:
7.2.1. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
7.2.1.1. Kiểm tra lý lịch của nồi hơi, nồi đun nước nóng: Theo QCVN: 01- 2008 - BLĐTBXH, lưu ý xem xét các tài liệu:
- Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
- Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
- Bản vẽ chế tạo;
- Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
7.2.1.2. Hồ sơ xuất xưởng của nồi hơi, nồi đun nước nóng:
- Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
- Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
- Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
7.2.1.3. Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
7.2.1.4. Hồ sơ lắp đặt:
- Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
- Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
- Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
- Các biên bản kiểm định từng bộ phận của nồi hơi, nồi đun nước nóng (nếu có);
- Các tài liệu về kiểm tra khác đối với các bộ phận nồi hơi, nồi đun nước nóng, bộ quá nhiệt làm việc với nhiệt độ thành lớn hơn 450°C.
...

Theo đó, trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi thì căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của nồi hơi liên quan đến việc kiểm định kỹ thuật lần đầu theo như quy định nêu trên.

Cần có biện pháp cách ly khi kiểm tra kỹ thuật trong quá trình kiểm định nồi hơi hay không?

Tại Điều 8.3.2 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
...
8.3. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm:
8.3.1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 24 tháng, được bảo quản tốt, trong quá trình vận chuyển và lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản nghiệm thử thủy lực xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt.
8.3.2. Khi kiểm tra, phải có biện pháp cách ly để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động, đo lường không bị phá hủy ở áp suất thử. Trong trường hợp không đảm bảo được thì phải tháo các thiết bị này ra.
8.3.3. Thử bền:
Thời hạn thử bền nồi hơi, nồi đun nước nóng không quá 6 năm một lần và phải tiến hành thử bền với các yêu cầu sau (bao gồm cả trường hợp kiểm định bất thường theo mục 11.2.5:TCVN7704:2007):
8.3.3.1. Môi chất thử là nước. Nhiệt độ môi chất thử dưới 50°C và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5°C
...

Theo đó, khi kiểm tra kỹ thuật trong quá trình kiểm định nồi hơi phải có biện pháp cách ly để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động, đo lường không bị phá hủy ở áp suất thử. Trong trường hợp không đảm bảo được thì phải tháo các thiết bị này ra.

Xem chi tiết QTKĐ:01-2016/BLĐTBXH: Tại đây

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào