Tăng lương hưu từ 1/7/2024 cho công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương trong trường hợp nào?
Tăng lương hưu từ 1/7/2024 cho công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương trong trường hợp nào?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, từ 1/7/2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách cải cách tiền lương sẽ điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; người lao động trong doanh nghiệp.
Trong đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được thiết kế theo cơ cấu mới: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ xây dựng 05 bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay thế bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, cụ thể xây dựng 05 bảng lương mới , trong đó có 02 bảng lương mới áp dụng cho công chức, viên chức như sau:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Nếu không có gì thay đổi, dự tính từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương qua đó sẽ xây dựng bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với 02 đối tượng công chức, viên chức sau:
- Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Đồng thời, hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo công thức sau đây:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương thì việc tăng lương với nhiều đối tượng là điều rất có thể thành hiện thực.
Theo đó, cải cách tiền lương từ 1/7/2024 sẽ làm tăng lương với đối tượng tham gia BHXH thì khi người tham gia BHXH nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương, nếu trước đó đã được hưởng mức lương mới khi cải cách tiền lương thì kéo theo mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cũng sẽ tăng.
Thực tế, dựa trên công thức tính lương hưu, có thể thấy mức lương hưu được tính từ mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tỷ lệ hưởng lương hưu. Do đó, nếu quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu không thay đổi mà mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng thì mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng.
Như vậy, nếu công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc đối tượng được tăng lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 thì khi nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương, những đối tượng này cũng sẽ được tăng mức hưởng lương hưu.
Lưu ý: Hiện nay chưa có thông báo hay văn bản chính thức về mức tăng lương hưu cụ thể. Chính phủ sẽ có văn bản điều chỉnh mức lương hưu phù hợp khi cải cách tiền lương đảm bảo cân đối, không đối tượng nào bị thiệt thòi.
>>> Xem chi tiết bảng lương công chức, viên chức các cấp hiện nay: Tại đây
Xem thêm: Mức lương hưu thấp nhất của công chức, viên chức từ 1/7/2024 là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở?
Tăng lương hưu từ 1/7/2024 cho công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công chức viên chức sẽ được hưởng lương hưu vào thời điểm nào?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời điểm hưởng lương hưu của người lao động:
Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Theo đó, trong điều kiện bình thường thì thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do đơn vị lập khi công chức, viên chức đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào thực hiện việc chi trả lương hưu?
Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.