Sản lượng tiềm năng là gì? Sản lượng tiềm năng có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp hay không?

Sản lượng tiềm năng được hiểu như thế nào? Sản lượng tiềm năng có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp hay không?

Sản lượng tiềm năng là gì? Sản lượng tiềm năng có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp hay không?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về định nghĩa thuật ngữ sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên có thể hiểu sản lượng tiềm năng (YP - potential output) là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế mà không gây ra áp lực làm lạm phát tăng cao. Hay sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tương ứng với một tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp chấp nhận được (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên).

Lạm phát (inflation) là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong thời gian nhất định. Để đo lường mức độ tăng hoặc giảm giá người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát (rate of inflation). Tỷ lệ lạm phát phản ánh sự biến động của mức giá chung ở thời điểm được xét so với thời điểm trước đó.

Thất nghiệp (unemployment) là hiện tượng những người thuộc độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Sản lượng tiềm năng là gì? Sản lượng tiềm năng có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp hay không?

Sản lượng tiềm năng là gì? Sản lượng tiềm năng có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp hay không?

Lao động thất nghiệp được hưởng những chế độ nào từ bảo hiểm xã hội?

Bảo hiểm thất nghiệp gồm có 04 chế độ được quy định tại Điều 42 Luật việc làm 2013 bao gồm:

- Trợ cấp thất nghiệp.

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Hỗ trợ Học nghề.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: TẢI VỀ.

Bảo hiểm thất nghiệp là bù đắp thu nhập cho người lao động có đúng không?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp mấy lần?

Theo quy định Luật Việc làm 2013 thì người lao động mà đủ điều kiện hưởng và đáp ứng đủ thời gian đóng BHTN thì sẽ được nhận BHTN. Cụ thể, tại Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng BHTN trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng BHTN tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 gồm các trường hợp:

- Tìm được việc làm

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

- Bị tòa án tuyên bố mất tích

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Có thể thấy, pháp luật hiện hành không giới hạn số lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần thì vẫn có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần thất nghiệp tiếp theo nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào