Rằm tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày rằm tháng 8 hay không?

Rằm tháng 8 năm nay là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Rằm tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch?

Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung thu 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào thứ ba, ngày 17/9/2024 theo lịch dương. Tết Trung thu còn được biết đến với những tên gọi khác như: Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên hay là Tết Trông trăng.

Thông thường, mọi người tổ chức vui Trung thu trong 03 ngày kéo dài từ 14-16/8 Âm lịch, tức ngày 16/9, 17/9, 18/9 Dương lịch.

Rằm tháng 8 - Tết Trung Thu là dịp lễ hội đặc biệt với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa. Một số hoạt động đặc trưng trong dịp Tết Trung Thu đó là:

- Rước Đèn Lồng: Một trong những hoạt động chính của Tết Trung Thu là rước đèn lồng. Trẻ em sẽ cầm những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, hình dáng khác nhau như con thỏ, con rồng, hoặc mặt trăng, và đi dạo phố. Đây là hoạt động vui tươi và thường diễn ra vào buổi tối, tạo nên không khí rộn ràng và lung linh.

- Múa Lân: Múa lân là một hoạt động truyền thống phổ biến trong Tết Trung Thu. Các đoàn lân với trang phục sặc sỡ và động tác nhảy múa uyển chuyển, nhịp nhàng, biểu diễn để mang lại niềm vui và may mắn cho mọi người. Múa lân thường được tổ chức tại các khu phố, trường học, và nơi công cộng.

- Chơi Trò Chơi Dân Gian: Trong dịp Trung Thu, các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, kéo co, và các trò chơi vận động khác thường được tổ chức để trẻ em tham gia. Những trò chơi này không chỉ tạo niềm vui mà còn giúp gắn kết cộng đồng.

- Ngắm Trăng: Vào đêm Trung Thu, các gia đình thường quây quần bên nhau, ngắm trăng và thưởng thức các món ăn truyền thống. Trăng rằm tháng 8 thường sáng và tròn, tạo nên một không gian lãng mạn và thanh bình.

- Ăn Bánh Trung Thu: Bánh Trung Thu là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ này. Có nhiều loại bánh Trung Thu với các nhân khác nhau như đậu xanh, hạt sen, thịt heo, và trứng muối. Bánh Trung Thu không chỉ ngon mà còn mang ý nghĩa đoàn tụ và hạnh phúc.

Và vẫn còn rất nhiều hoạt động khác được tổ chức vào dịp Rằm tháng 8 -Tết trung thu này.

*Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Rằm tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày rằm tháng 8 hay không?Rằm tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày rằm tháng 8 hay không?

Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào rằm tháng 8 không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết sau đây:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...

Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...

Đối chiếu với quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm đó là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Từ quy định trên, Rằm tháng 8 không phải ngày nghỉ lễ của người lao động. Do đó người lao động sẽ không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này và vẫn phải đi làm bình thường.

Trường hợp rằm tháng 8 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm không hưởng lương.

Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày này thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương nếu thuộc trường hợp theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

Vào Rằm tháng 8, con của người lao động có được tặng quà gì không?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó, công ty không có nghĩa vụ phải tặng quà cho con của người lao động vào Rằm tháng 8, việc tặng quà mang tính tự nguyện, khuyến khích chứ không bắt buộc.

Căn cứ tại khoản 1.4 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ 2022 có nêu về chi động viên, khen thưởng, cụ thể như sau:

Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
1. Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động.
...
1.4. Chi động viên, khen thưởng
- Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn.
- Chi khen thưởng người lao động đạt thành tích xuất sắc trong công tác.
- Chi khen thưởng con của đoàn viên công đoàn và người lao động đạt thành tích tiêu biểu trong học tập và rèn luyện (giỏi, xuất sắc) tùy từng đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành quy định cụ thể về đối tượng con đoàn viên, người lao động được khen thưởng.
- Chi phối hợp tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu.
- Chi khen thưởng hoạt động chuyên đề, khen thưởng công tác thu tài chính theo quy định của Tổng Liên đoàn.
...

Theo đó, tuy pháp luật không có quy định bắt buộc công ty phải tặng quà cho con của người lao động vào dịp Tết Trung thu nhưng đã có những quy định khuyến khích việc tặng quà cho con của người lao động vào dịp này.

Như vậy thì dựa vào tình hình tài chính, công đoàn có thể chi hoặc không để tặng quà cho con của người lao động vào Rằm tháng 8 chứ đây không phải khoản bắt buộc. Nếu chi thì có thể chi quà bằng hiện vật (bánh trung thu, lồng đèn, đồ chơi,...) hoặc hình thức khác tùy theo năng lực tài chính công đoàn.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào