Quân hàm, cấp bậc hàm là gì? Xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân trong thời gian mấy năm?

Thế nào là cấp hàm, cấp bậc hàm? Bao nhiêu năm thì xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân?

Quân hàm, cấp bậc hàm là gì?

Trên thực tế, nhiều người vẫn thường sử dụng thuật ngữ “Quân hàm” khi nói về cấp hiệu trên vai áo của cả lực lượng công an và quân đội, vậy thì cách gọi này liệu có đúng hay không?

Quân hàm là thuật ngữ được dùng để chỉ cấp hiệu trên vai áo, đồng thời là biểu trưng thể hiện cấp, bậc của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong khi đó, cấp bậc hàm là thuật ngữ được dùng để chỉ cấp hiệu trên vai áo và cũng là dấu hiệu để phân biệt các cấp, bậc trong lực lượng Công an nhân dân

Tuy có nghĩa tương đối giống nhau nhưng cách gọi của 02 thuật ngữ này thì lại khác nhau

Lấy ví dụ như, trong Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 hay các văn bản khác liên quan đến quân đội, nhà làm luật luôn sử dụng thuật ngữ là “Quân hàm”

Còn trong tất cả các văn bản liên quan đến công an, đơn cử như Luật Công an nhân dân 2018 thì nhà làm luật sử dụng thuật ngữ “Cấp bậc hàm” chứ không dùng thuật ngữ “Quân hàm”

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì “Quân hàm” là thuật ngữ được dùng trong quân đội, còn “cấp bậc hàm” là thuật ngữ được dùng trong lực lượng công an

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Quân hàm, cấp bậc hàm là gì? Xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân trong thời gian mấy năm?

Quân hàm, cấp bậc hàm là gì? Xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân trong thời gian mấy năm? (Hình từ Internet)

Xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân trong thời gian mấy năm?

Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:

Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
...
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
...

Theo đó, xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân trong thời hạn:

- Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:

+ Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;

+ Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;

+ Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;

+ Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;

+ Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;

+ Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;

+ Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;

+ Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;

+ Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;

+ Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;

+ Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;

+ Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;

- Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan Công an nhân dân là gì?

Căn cứ Điều 31 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:

Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
3. Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
4. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.

Theo đó, sĩ quan Công an nhân dân có các nghĩa vụ, trách nhiệm sau đây:

- Phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.

- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.

- Sĩ quan Công an nhân dân còn phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.

- Bên cạnh đó, còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.

Cấp bậc hàm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quân hàm, cấp bậc hàm là gì? Xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân trong thời gian mấy năm?
Lao động tiền lương
Thêm 06 vị trí được mang hàm cấp tướng trong ngành công an là những vị trí nào?
Lao động tiền lương
Chức vụ nào trong công an, quân đội được mang hàm Đại tướng?
Lao động tiền lương
Cấp bậc hàm cao nhất của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cấp bậc hàm
72 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cấp bậc hàm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cấp bậc hàm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách các văn bản hướng dẫn về An ninh, trật tự mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào