Phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng nào trong công đoàn?

Cho tôi hỏi phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng nào trong công đoàn? Câu hỏi của anh A.T (Bình Phước)

Phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng nào trong công đoàn?

Căn cứ tại Điều 1 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định:

Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn các cấp.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, nơi được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn, nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng trong công đoàn bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, nơi được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn, nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng nào trong công đoàn?

Phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng nào trong công đoàn? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ công đoàn là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:

Nguyên tắc thực hiện
1. Đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của đơn vị theo quy định của Tổng Liên đoàn. Nguồn chi phụ cấp của đơn vị có trong dự toán được duyệt và quyết toán công khai, minh bạch, đủ chứng từ theo quy định.
2. Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Cán bộ công đoàn không chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm của công đoàn cấp đó. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.
3. Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm nhiệm trong quy định này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Người được hưởng phụ cấp theo quy định này khi thôi giữ chức vụ, nhiệm vụ được giao thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.
5. Công đoàn cấp cơ sở được sử dụng tối đa 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại công đoàn cơ sở dùng cho chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Trường hợp chi không hết 45% đoàn phí để lại công đoàn cơ sở thì bổ sung chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.

Theo đó, nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ công đoàn là:

- Đảm bảo đúng thực hiện đối tượng, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của đơn vị theo quy định của Tổng Liên đoàn. Nguồn chi phụ cấp của đơn vị có trong dự toán được duyệt và quyết toán công khai, minh bạch, đủ chứng từ theo quy định.

- Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Cán bộ công đoàn không chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm của công đoàn cấp đó. Trong cùng một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.

- Phụ cấp kiêm nhiệm không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Người được hưởng phụ cấp khi thôi giữ chức vụ, nhiệm vụ được giao thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.

- Công đoàn cấp cơ sở được sử dụng tối đa 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại công đoàn cơ sở dùng cho chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Trường hợp nếu chi không hết 45% đoàn phí để lại công đoàn cơ sở thì bổ sung chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.

Đối tượng nào được chi phụ cấp kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở?

Căn cứ tại Điều 7 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định:

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở
1. Đối tượng chi phụ cấp kiêm nhiệm
a) Người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan chuyên môn kiêm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn đồng cấp.
b) Cán bộ công đoàn cấp trên kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp dưới là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
2. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm.
a) Chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 10% mức lương và phụ cấp đang đóng bảo hiểm xã hội.
b) Phó chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 7% mức lương và phụ cấp đang đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, đối tượng được chi phụ cấp kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở bao gồm:

- Người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan chuyên môn kiêm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn đồng cấp.

- Cán bộ công đoàn cấp trên kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp dưới là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào