Phân loại vị trí việc làm công chức dựa trên tiêu chí nào?

Tiêu chí nào dùng để phân loại vị trí việc làm công chức? Vị trí việc làm công chức được xác định căn cứ vào đâu?

Phân loại vị trí việc làm công chức dựa trên tiêu chí nào?

Tại Điều 5 Nghị định 62/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Phân loại vị trí việc làm
1. Phân loại theo khối lượng công việc
a) Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm;
b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm;
c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
2. Phân loại theo tính chất, nội dung công việc
a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;
b) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành;
c) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác);
d) Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Theo đó, phân loại vị trí việc làm công chức dựa trên 02 tiêu chí sau đây:

- Phân loại theo khối lượng công việc:

+ Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm;

+ Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm;

+ Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

- Phân loại theo tính chất, nội dung công việc:

+ Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;

+ Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành;

+ Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác);

+ Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Phân loại vị trí việc làm công chức dựa trên tiêu chí nào?

Phân loại vị trí việc làm công chức dựa trên tiêu chí nào?

Vị trí việc làm công chức được xác định căn cứ vào đâu?

Tại Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
a) Vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.

Theo đó, vị trí việc làm công chức được xác định dựa trên:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Nội dung đề án vị trí việc làm công chức gồm những gì?

Tại Điều 8 Nghị định 62/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức
1. Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm;
b) Đề án vị trí việc làm;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Nội dung đề án vị trí việc làm
a) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
b) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;
c) Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;
d) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;
đ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
3. Nội dung thẩm định:
a) Hồ sơ trình phê duyệt đề án vị trí việc làm;
b) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
c) Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.
4. Thời hạn thẩm định
Trong thời hạn 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh hoặc không đồng ý thì cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó, nội dung đề án vị trí việc làm bao gồm:

- Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm.

- Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức.

- Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm.

- Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.

- Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào