Nguyên thủ quốc gia là gì? Nguyên thủ quốc gia Việt Nam là ai? Nguyên thủ quốc gia do ai bầu ra?

Nguyên thủ quốc gia là gì? Nguyên thủ quốc gia Việt Nam là chức danh nào? Cơ quan nào bầu nguyên thủ quốc gia? Chủ tịch nước là người công bố Hiến pháp có đúng không?

Nguyên thủ quốc gia là gì?

Hiện nay Hiến pháp 2013 không có quy định cụ thể thế nào là nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, có thể hiểu nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho quốc gia trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Tùy thuộc vào hệ thống chính trị của mỗi quốc gia, nguyên thủ quốc gia có thể mang các danh hiệu khác nhau như Chủ tịch nước, Tổng thống, Quốc vương, Vua, hoặc Nữ hoàng.

- Vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia:

+ Đại diện quốc gia: Thay mặt quốc gia trong các sự kiện quốc tế và ký kết các hiệp ước.

+ Bảo vệ hiến pháp: Đảm bảo sự tuân thủ và thực thi hiến pháp.

+ Chỉ huy lực lượng vũ trang: Ở một số quốc gia, nguyên thủ quốc gia cũng là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

+ Ký sắc lệnh và luật pháp: Phê chuẩn và ký các văn bản pháp luật và sắc lệnh.

- Các hình thức nguyên thủ quốc gia:

+ Chủ tịch nước: Thường thấy ở các nước theo chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa như Việt Nam.

+ Tổng thống: Phổ biến ở các nước theo chế độ cộng hòa như Hoa Kỳ, Pháp.

+ Quốc vương/Vua/Nữ hoàng: Thường thấy ở các nước theo chế độ quân chủ như Anh, Nhật Bản, Thái Lan.

Theo Điều 86 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 86.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Theo đó Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Như vậy, nguyên thủ quốc gia Việt Nam là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyên thủ quốc gia Việt Nam do ai bầu ra?

Theo Điều 87 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 87.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Theo đó nguyên thủ quốc gia Việt Nam là Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Trình tự bầu Chủ tịch nước được quy định thế nào?

Theo Điều 33 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về trình tự bầu Chủ tịch nước như sau:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

- Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).

- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.

- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

- Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước.

- Quốc hội thảo luận.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

- Chủ tịch nước tuyên thệ.

Nguyên thủ quốc gia là gì? Nguyên thủ quốc gia Việt Nam là ai? Nguyên thủ quốc gia do ai bầu ra?

Nguyên thủ quốc gia là gì? Nguyên thủ quốc gia Việt Nam là ai? Nguyên thủ quốc gia do ai bầu ra? (Hình từ Internet)

Chủ tịch nước là người công bố Hiến pháp có đúng không?

Căn cứ tại Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
...

Theo đó công bố Hiến pháp thuộc một trong các nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào