Nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin tập huấn qua mạng cho giáo viên ra sao?
Nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin tập huấn qua mạng cho giáo viên là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin tập huấn qua mạng như sau:
- Tổ chức tập huấn qua mạng đảm bảo đúng kế hoạch và đủ nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, chất lượng và hiệu quả. Người học dễ dàng truy cập hệ thống quản lý học tập qua mạng, có thể tham gia học mọi lúc, mọi nơi trong thời gian diễn ra tập huấn.
- Hệ thống thông tin tổ chức tập huấn qua mạng bao gồm phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, học liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet phục vụ công tác tập huấn qua mạng phải đảm bảo các quy định pháp luật có liên quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin tập huấn qua mạng cho giáo viên ra sao?
Hệ thống quản lý học tập qua mạng bao gồm các chức năng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hệ thống quản lý học tập qua mạng
1. Hệ thống quản lý học tập qua mạng bao gồm các chức năng sau đây:
a) Quản lý các khóa học, cho phép tổ chức lưu trữ và phân phối các nội dung học tập tới người học;
b) Cho phép người học truy cập vào các nội dung học tập qua mạng như đã đăng ký và có thể tự học tập, tự đánh giá và nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân;
c) Cho phép đơn vị chủ trì tập huấn quản lý điểm, tiến trình học tập, kết quả học tập của người học và các hoạt động của người dạy trên môi trường mạng;
d) Cung cấp diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác để người học có thể trao đổi với người dạy hoặc ban tổ chức lớp học về các vấn đề liên quan đến học qua mạng;
đ) Quản lý được các yêu cầu thông tin khác của đơn vị chủ trì tập huấn.
2. Đơn vị chủ trì tập huấn có thể tích hợp hệ thống quản lý học tập với hệ thống quản lý nội dung học tập sao cho phù hợp với nội dung triển khai.
3. Hệ thống quản lý học tập qua mạng phải tuân thủ các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng và các yêu cầu bảo đảm an toàn và an ninh thông tin trên mạng theo quy định hiện hành.
4. Đơn vị chủ trì tập huấn có thể lựa chọn đầu tư mới hoặc thuê dịch vụ sử dụng hệ thống quản lý học tập qua mạng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả đầu tư và các quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.
Theo đó, hệ thống quản lý học tập qua mạng bao gồm các chức năng:
- Quản lý các khóa học, cho phép tổ chức lưu trữ và phân phối các nội dung học tập tới người học;
- Cho phép người học truy cập vào các nội dung học tập qua mạng như đã đăng ký và có thể tự học tập, tự đánh giá và nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân;
- Cho phép đơn vị chủ trì tập huấn quản lý điểm, tiến trình học tập, kết quả học tập của người học và các hoạt động của người dạy trên môi trường mạng;
- Cung cấp diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác để người học có thể trao đổi với người dạy hoặc ban tổ chức lớp học về các vấn đề liên quan đến học qua mạng;
- Quản lý được các yêu cầu thông tin khác của đơn vị chủ trì tập huấn.
Chia vùng để tính định mức giáo viên theo quy định mới như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:
+ Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
+ Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.
Bên cạnh đó, số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
+ Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
+ Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
+ Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
+ Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.
Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.