Nguy cơ dịch Sởi tại 63 tỉnh thành? Người lao động nghỉ làm do dịch Sởi bùng phát thì được nhận tiền lương ngừng việc bao nhiêu?

Theo Quyết định 2495 nguy cơ dịch Sởi tại 63 tỉnh thành ra sao, vùng nào có nguy cơ cao? Người lao động được nghỉ làm để phòng ngừa dịch Sởi không?

Sởi có phải bệnh truyền nhiễm không?

Bệnh Sởi là một bệnh lý về đường hô hấp do virus gây ra, sẽ lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Thông thường vào mùa đông và mùa xuân, khi khí hậu mát mẻ bệnh Sởi sẽ bùng phát.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh Sởi là sốt, viêm đường hô hấp và phát ban. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm giác mạc, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch yếu.

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2495/QĐ-BYT năm 2024 quy định như sau:

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch
Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi và vi rút Rubella gây ra, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của trẻ như viêm phổi, viêm màng não, .... Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) có thể gặp nhiều dị tật bẩm sinh như các bệnh tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da và xuất huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Vắc xin sởi và rubella đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh.
...

Theo đó, sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi gây ra, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của trẻ như viêm phổi, viêm màng não,...

Nguy cơ dịch Sởi tại 63 tỉnh thành?

Nguy cơ dịch Sởi tại 63 tỉnh thành? Người lao động nghỉ làm do dịch Sởi bùng phát thì được nhận tiền lương ngừng việc bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nguy cơ dịch Sởi tại 63 tỉnh thành?

Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao....

Từ đầu năm 2024 đến ngày 11/8/2024, theo báo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi (676 trường hợp xác định dương tính); so với cùng kỳ năm 2023 (246 trường hợp sốt phát ban nghi sởi/30 trường hợp xác định dương tính), số trường hợp sốt phát ban nghi sởi cao hơn 6,9 lần, số trường hợp xác định dương tính cao hơn 22,5 lần.

Kết quả đánh giá nguy cơ sởi tại 63 tỉnh thành theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy 7 tỉnh có nguy cơ rất cao; trong đó miền Bắc có 01 tỉnh Hà Tĩnh và miền Nam có 06 tỉnh, thành phố gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang.

Bên cạnh đó, 7 tỉnh được đánh giá có nguy cơ cao gồm miền Trung có 1 tỉnh (Quảng Nam), Tây Nguyên có 2 tỉnh (Gia Lai, Đắk Lắk) và miền Nam có 4 tỉnh, thành phố (Tây Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau). Ngoài ra, còn có 9 tỉnh nguy cơ trung bình và 40 tỉnh nguy cơ thấp.

Tại thời điểm hiện tại, số trường hợp sởi đã tăng lên so với thời điểm tiến hành đánh giá nguy cơ.

WHO khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm cơ sởi (ghi nhận những trường hợp sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch, các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch. Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có có chùm ca bệnh không để do dịch lan rộng. Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh sởi, bệnh khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm càng nhanh càng tốt.

(Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2495/QĐ-BYT năm 2024)

Người lao động nghỉ làm do dịch Sởi bùng phát thì được nhận tiền lương ngừng việc bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
...
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo đó, người lao động nghỉ làm do dịch Sởi bùng phát thì có thể được nhận tiền lương ngừng việc. Tiền lương ngừng việc sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của hau bên. Việc thỏa thuận về tiền lương ngừng việc thực hiện như sau:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, người lao động nghỉ làm do dịch Sởi bùng phát thì được nhận tiền lương ngừng việc tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng như sau:

- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng; 23.800 đồng/giờ.

- Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng; 21.200 đồng/giờ.

- Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng; 18.600 đồng/giờ.

- Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng; 16.600 đồng/giờ.

(Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP)

>> Tra cứu từng khu vực để biết thuộc vùng mấy: Tại đây.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào