Người lao động trong Tòa án nhân dân được khen thưởng khi nào?

Thực hiện công tác quản lý người lao động trong Tòa án nhân dân ra sao? Người lao động trong Tòa án nhân dân được khen thưởng khi nào?

Người lao động trong Tòa án nhân dân được khen thưởng khi nào?

Theo Điều 149 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:

Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân có thành tích trong công tác thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, quân nhân khác của Tòa án quân sự có thành tích trong công tác thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng.
2. Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, quân nhân khác của Tòa án quân sự vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo đó người lao động trong Tòa án nhân dân được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Tòa án nhân dân tối cao khi có thành tích trong công tác.

Người lao động trong Tòa án nhân dân được khen thưởng khi nào?

Người lao động trong Tòa án nhân dân được khen thưởng khi nào? (Hình từ Internet)

Người lao động trong Tòa án nhân dân có trách nhiệm gì?

Theo Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:

Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.
6. Bồi thường, hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
7. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó người lao động trong Tòa án nhân dân có trách nhiệm như sau:

- Tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.

- Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.

- Ngoài ra thực hiện bồi thường, hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Thực hiện công tác quản lý người lao động trong Tòa án nhân dân như thế nào?

Theo Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:

Quản lý công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý công chức, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý quân nhân, công chức của Tòa án quân sự các cấp theo quy định của pháp luật.
3. Chánh án Tòa án các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý công chức, quân nhân và người lao động của Tòa án theo quy định của Luật này và theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó người lao động của Tòa án nhân dân các cấp được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý theo quy định của pháp luật.

Chánh án Tòa án các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý người lao động của Tòa án theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Người lao động trong Tòa án có được làm Hội thẩm nhân dân không?

Theo Điều 123 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:

Những người không được làm Hội thẩm
1. Người đang giữ chức danh tư pháp, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của luật.
2. Luật sư.
3. Công chứng viên.
4. Thừa phát lại.
5. Trợ giúp viên pháp lý.

Theo đó người lao động trong Tòa án nhân dân không được làm Hội thẩm nhân dân.

Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực 01/01/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào