Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân là ngày mấy?

Hằng năm ngày nào là ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân là ngày mấy?

Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân là ngày mấy?

Ngày 12 tháng 7 hằng năm được chọn là Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân. Do ngày này đã diễn ra dấu mốc lịch sử quan trọng là vào ngày 12-7-1946 lực lượng An ninh nhân dân đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc, khám phá, tiêu diệt tổ chức phản cách mạng ở số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội).

Vừa ra đời, lực lượng An ninh nhân dân đã đắm mình vào cuộc đấu tranh vô cùng cam go, quyết liệt với liên minh phản Cách mạng trong - ngoài, mưu đồ lật đổ chính quyền Cách mạng non trẻ.

Lực lượng An ninh nhân dân là một trong những lực lượng nòng cốt của CAND Việt Nam, được Đảng, Bác Hồ và ngành Công an chăm lo xây dựng, giáo dục, rèn luyện; được nhân dân tin yêu, đùm bọc, giúp đỡ. 78 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh nhân dân luôn tận trung với Đảng, không quản ngại hi sinh, gian khổ, dựa vào quần chúng nhân dân, lập nhiều chiến công xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân là ngày mấy?

Ngày 12 tháng 7 hằng năm được chọn là Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân

Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Theo đó, sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong những trường hợp sau đây:

- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định.

- Sử dụng trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

- Ngoài ra, khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Theo đó nhiệm vụ của lực lượng vũ trang như sau: Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào