Ngày 13 9 là ngày thành lập ngành Tòa án nhân dân Việt Nam? Bảng lương mới của công chức tòa án hiện nay ra sao?

Ngày thành lập ngành Tòa án nhân dân Việt Nam vào ngày 13 9 đúng không? Bảng lương mới của công chức tòa án hiện nay ra sao?

Ngày 13 9 là ngày thành lập ngành Tòa án nhân dân Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:

Ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân dân
1. Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
2. Tòa án nhân dân có biểu trưng riêng. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về biểu trưng của Tòa án nhân dân.

Đồng thời, tại tiểu mục 2 Mục 3 Quyết định 551/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2023 nêu rõ:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
2. Các cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân (Báo Công lý, Truyền hình Tòa án, Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 76 năm truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2024) và 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024), nhằm cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo sức lan tỏa trong hệ thống Tòa án nhân dân và trong xã hội.

Như vậy, ngày 13 9 hằng năm là Ngày truyền thống Tòa án nhân dân Việt Nam. Và ngày 13/9/2024 là kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024).

Ngày truyền thống Tòa án nhân dân

Ngày 13 9 là ngày thành lập ngành Tòa án nhân dân Việt Nam? Bảng lương mới của công chức tòa án hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)

Bảng lương mới của công chức tòa án hiện nay ra sao?

Tiền lương của công chức ngành tòa án được xác định căn cứ vào Điều 3 Thông 07/2024/TT-BNV như sau:

Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.

Hiện nay, hệ số lương của công chức ngành tòa án được áp dụng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định như sau:

- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp (có hệ số lương từ 6.2 đến 8.0).

- Loại A2 gồm: Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính (có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78).

- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án (có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98).

Lưu ý:

- Cấp tỉnh gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị loại 1 và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

- Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 2, loại 3, quận thuộc thành phố Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.

Mức lương cơ sở tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...

Theo đó, áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng để tính tiền lương trong bảng lương của công chức ngành tòa án như sau:

lương

lương

>>> Chi tiết bảng lương CBCCVC và LLVT đầy đủ nhất: Tại đây.

Thẩm phán Tòa án không được làm những việc gì từ 01/01/2025?

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (có hiệu lực từ 01/01/2025) thì những việc Thẩm phán Tòa án không được làm gồm:

- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

- Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.

- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.

- Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.

- Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan (trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền).

- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định.

- Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng.

- Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực.

- Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào