Mức lương tối thiểu vùng tại Trà Vinh được quy định bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng tại Trà Vinh được quy định bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có đề cập đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
…
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc điều chỉnh mức lương tối thiểu sao cho phù hợp với người lao động và nền kinh tế.
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về mức lương tối thiểu vùng tại Trà Vinh như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có thể thấy mức lương tối thiểu vùng tại Trà Vinh được phân loại như sau:
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
…
- Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
…
- Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh;
....
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.
Như vậy có thể thấy sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tại Trà Vinh là vùng 1, vùng 3 và vùng 4 cụ thể:
- Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ
- Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ.
- Các địa bàn còn lại: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu vùng tại Trà Vinh
Những ai được áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Trà Vinh?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
...
Đồng thời, để được áp dụng mức lương tối thiểu vùng khi tham gia lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải thuộc các đối tượng sau đây:
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Như vậy đối với những người không thuộc các đối tượng nêu trên sẽ không chịu sự điều chỉnh cũng như không được áp dụng mức lương tối thiểu khi tham gia lao động tại Trà Vinh.
Chế độ trả tiền lương nào dành cho người lao động?
Mức lương của người lao động đã được Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm, điều này đã được thể hiện ngay trong Điều 14 Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930 như sau:
1. Trừ loại công việc được quy định tại điều 10 của Công ước này, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức đều phải được trả công bằng tiền mặt; mức trả công không được thấp hơn mức hiện hành đối với cùng loại công việc trong vùng mà người lao động được thuê mướn, hoặc trong vùng mà người lao động được tuyển mộ, nếu cao hơn.
Kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi từ Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930, Bộ luật Lao động 2019 đã có nhiều cải tiến và ban hành các quy định phù hợp hơn về các chế độ trả lương cho người lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng như sau:
Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nguyên tắc trả lương:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo như quy định thì người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo công việc hoặc theo chức danh thì không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, người sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định như trên và đảm bảo đúng thời hạn nhằm tạo điều kiện về chi phí sống cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của họ và duy trì một môi trường làm việc công bằng và hợp lý.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể: TẠI ĐÂY.