Mức lương tối thiểu hiện nay của Kỹ thuật dựng phim hạng 1 là bao nhiêu?
Nhiệm vụ của Kỹ thuật dựng phim hạng 1 là gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định:
Kỹ thuật dựng phim hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới;
- Chủ trì tổ chức và xử lý tổng thể hình ảnh và âm thanh bộ phim nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật cao;
- Nắm vững ý đồ tác giả của đạo diễn để xử lý các thủ pháp dựng phim một cách thành thạo;
- Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.
...
Theo đó Kỹ thuật dựng phim hạng 1 có các nhiệm vụ như sau:
- Kỹ thuật dựng phim hạng 1 chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Thực hiện việc chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới;
- Làm nhiệm vụ chủ trì tổ chức và xử lý tổng thể hình ảnh và âm thanh bộ phim nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật cao;
- Nắm vững ý đồ tác giả của đạo diễn để xử lý các thủ pháp dựng phim một cách thành thạo;
- Ngoài ra Kỹ thuật dựng phim hạng 1 còn tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.
Mức lương tối thiểu hiện nay của Kỹ thuật dựng phim hạng 1 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kỹ thuật dựng phim hạng 1 là gì?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định:
Kỹ thuật dựng phim hạng I
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.
...
Theo đó tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kỹ thuật dựng phim hạng 1 được thể hiện như sau:
- Kỹ thuật dựng phim hạng 1 cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.
Trường hợp Kỹ thuật dựng phim hạng 1 tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.
- Ngoài ra Kỹ thuật dựng phim hạng 1 cần có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.
Mức lương tối thiểu hiện nay của Kỹ thuật dựng phim hạng 1 là bao nhiêu?
Theo Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT quy định:
Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo đó Kỹ thuật dựng phim hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của kỹ thuật dựng phim hạng 1 được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó, kỹ thuật dựng phim hạng 1 hiện nay có thể nhận mức lương từ: 10.350.000 đồng/tháng đến 13.590.000 đồng/tháng.
Vậy mức lương tối thiểu hiện nay của Kỹ thuật dựng phim hạng 1 là 10.350.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Mức lương trên không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp