Mức lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên trong Tổng công ty nhà nước là bao nhiêu?
Tổng công ty nhà nước đang được thí điểm quản lý lao động, tiền lương là công ty nào?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 20/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 87/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc thực hiện thí điểm về quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương; tiền lương, tiền thưởng của người lao động và Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại tập đoàn, tổng công ty sau:
1. Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
2. Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP.
3. Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Các công ty mẹ nêu trên sau đây gọi chung là công ty.
Như vậy, hiện nay có 2 tổng công ty nhà nước nào đang thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng bao gồm:
- Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP.
- Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Mức lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên trong tổng công ty nhà nước là bao nhiêu?
Mức lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên trong tổng công ty nhà nước là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 20/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy định về mức lương cơ bản của Chủ tịch hội đồng thành viên của Tổng công ty nhà nước như sau:
Mức lương cơ bản
1. Mức lương cơ bản của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên chuyên trách được quy định như sau:
2. Loại công ty quy định tại khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Loại 1, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên; doanh thu từ 30.000 tỷ đồng trở lên và có 10 đầu mối quản lý (công ty con hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc) hoặc tổng số lao động sử dụng từ 5.000 người trở lên.
b) Loại 2, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu dưới 10.000 tỷ đồng; doanh thu dưới 30.000 tỷ đồng và có dưới 10 đầu mối quản lý hoặc tổng số lao động sử dụng dưới 5.000 người.
3. Công ty căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch để xác định loại công ty và mức lương cơ bản của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên chuyên trách.
Như vậy, mức lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên được chia thành 2 mức áp dụng theo từng loại công ty như sau:
- Loại 1, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên; doanh thu từ 30.000 tỷ đồng trở lên và có 10 đầu mối quản lý (công ty con hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc) hoặc tổng số lao động sử dụng từ 5.000 người trở lên: mức lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên là 70 triệu đồng/tháng
- Loại 2, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu dưới 10.000 tỷ đồng; doanh thu dưới 30.000 tỷ đồng và có dưới 10 đầu mối quản lý hoặc tổng số lao động sử dụng dưới 5.000 người: mức lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên là 60 triệu đồng/tháng.
Thực hiện quản lý lao động trong tổng công ty Nhà nước phải tuân thủ quy định gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 20/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy định có quy định thực hiện quản lý lao động trong một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước phải tuân thủ quy định như sau:
- Công ty phải xây dựng kế hoạch lao động làm cơ sở để tuyển dụng lao động.
- Kế hoạch lao động được xây dựng dựa trên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, mức lao động, tổ chức bộ máy và cơ cấu lao động gián tiếp tinh gọn, hợp lý.
- Kế hoạch lao động do Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị phê duyệt trước khi thực hiện.
-Việc tuyển dụng lao động phải thực hiện công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển dụng lao động, Điều lệ của công ty.
- Đối với trường hợp tuyển dụng lao động vượt quá nhu cầu sử dụng, dẫn đến dư thừa phải chấm dứt hợp đồng lao động, làm tăng chi phí của công ty thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm (kể cả việc giảm trừ tiền lương, tiền thưởng) trước Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của công ty.