Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 thi đấu khi nào? VĐV Việt Nam được hưởng bao nhiêu tiền chế độ bồi dưỡng?
Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 thi đấu khi nào?
Xem thêm:
>> Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 2024 khép lại
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 sẽ diễn ra trong vòng 12 ngày, từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 tại Paris, Pháp.
Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/8 đến 7/9. Có tổng cộng 6 nội dung thi đấu, bao gồm đơn và đôi cho nam nữ (hạng mở) và đơn, đôi (Quad - hạng nặng), với sự tham gia của 96 vận động viên.
Theo Mục 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 thì năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.
Tuy nhiên, Đội tuyển Việt Nam sẽ không tham dự môn thi quần vợt xe lăn tại kỳ Thế vận hội Paralympics 2024.
Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 thi đấu khi nào?
VĐV Việt Nam được hưởng bao nhiêu tiền chế độ bồi dưỡng?
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 1 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là huấn luyện viên), vận động viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là vận động viên).
2. Đối tượng áp dụng: Huấn luyện viên, vận động viên tập trung tập huấn và thi đấu tại:
a) Đội tuyển quốc gia;
b) Đội tuyển trẻ quốc gia;
c) Đội tuyển cấp ngành; đội tuyển trẻ cấp ngành;
d) Đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển cấp tỉnh); Đội tuyển trẻ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển trẻ cấp tỉnh);
đ) Các giải thể thao thành tích cao quy định tại Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018;
e) Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games).
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng
...
3. Mức chi đặc thù khác đối với huấn luyện viên, vận động viên:
a) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày;
b) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày;
c) Danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch;
d) Trong thời gian hưởng mức chi đặc thù khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng mức chi chế độ dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Theo đó, khi tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Games thì các vận động viên sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày.
VĐV thành tích cao được ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Vận động viên, huấn luyện viên đội tuyển thể thao quốc gia đã tốt nghiệp trung học phổ thông, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu Olympic Games, Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, ASIAD, Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, SEA Games, Giải vô địch Đông Nam Á, Cúp Đông Nam Á được ưu tiên:
1. Tuyển thẳng trong tuyển sinh vào các ngành thể dục thể thao hoặc các chuyên ngành giáo dục thể chất của các trường đại học, cao đẳng.
2. Cử tham gia các khóa đào tạo huấn luyện viên, tham gia tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.
3. Xem xét miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối VĐV thành tích cao như sau:
Vận động viên, huấn luyện viên đội tuyển thể thao quốc gia đã tốt nghiệp trung học phổ thông, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu Olympic Games, Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, ASIAD, Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, SEA Games, Giải vô địch Đông Nam Á, Cúp Đông Nam Á được ưu tiên:
- Tuyển thẳng trong tuyển sinh vào các ngành thể dục thể thao hoặc các chuyên ngành giáo dục thể chất của các trường đại học, cao đẳng.
- Cử tham gia các khóa đào tạo huấn luyện viên, tham gia tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.
- Xem xét miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật.