Mỗi chiếc giày ủng bảo vệ phải được ghi nhãn với những nội dung gì?
Mỗi chiếc giày ủng bảo vệ phải được ghi nhãn với những nội dung gì?
Tại Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.4.2 Độ dày của đế ngoài có vân
Khi thử theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004),điều 8.1, đối với đế ngoài phun đúc trực tiếp, lưu hóa hay dán, độ dày d1 phải không được nhỏ hơn 4 mm. Đối với đế ngoài nhiều lớp, độ dày d1 phải không được nhỏ hơn 4 mm và đối với giày ủng làm hoàn toàn bằng cao su và polyme độ dày d1 phải không được nhỏ hơn 3 mm và độ dày d3 phải không được nhỏ hơn 6 mm.
6.4.3 Độ cao của vân đế
Khi thử theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 8.1, đối với đế ngoài phun đúc trực tiếp, lưu hóa hay dán, độ cao vân đế d2 phải không nhỏ hơn 2,5 mm. Đối với đế ngoài nhiều lớp, độ cao vân đế d2 phải không nhỏ hơn 2,5 mm và đối với giày ủng làm hoàn toàn bằng cao su polyme, độ cao vân đế không được nhỏ hơn 4 mm.
CHÚ THÍCH: Đế ngoài có độ cao vân đế nhỏ hơn 2,5 mm được coi như không có vân.
6.4.4 Độ chịu nhiệt tiếp xúc nóng
Khi thử theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 8.7, đế ngoài bằng cao su và polyme không được bị chảy và không được có bất kỳ vết rạn nào khi uốn quanh trục. Khi thử theo cách tương tự với đế ngoài bằng da, đế phải không được có bất kỳ vết rạn nào hoặc hóa than mở rộng đến lớp liên kết khi uốn quanh trục.
7. Ghi nhãn
Mỗi chiếc giày, ủng bảo vệ phải có nhãn hiệu rõ ràng và bền vững, ví dụ bằng cách dập nổi hoặc đóng dấu, với các nội dung sau:
a) kích cỡ;
b) nhãn hiệu nhận biết nhà sản xuất;
c) định kiểu của nhà sản xuất;
d) thời gian sản xuất (ít nhất là ghi quí hoặc năm);
e) viện dẫn tiêu chuẩn này;
f) những kí hiệu từ bảng 14 phù hợp với nội dung của bảo vệ hoặc, nếu có thể, phân loại (PB, P1…P5) như mô tả trong bảng 16.
CHÚ THÍCH: Ghi nhãn theo mục e) và f) phải để liền kề nhau.
...
Theo quy định trên thì mỗi chiếc giày ủng bảo vệ phải được ghi nhãn với những nội dung sau:
- Kích cỡ;
- Nhãn hiệu nhận biết nhà sản xuất;
- Định kiểu của nhà sản xuất;
- Thời gian sản xuất (ít nhất là ghi quí hoặc năm);
- Viện dẫn tiêu chuẩn này; (1)
- Những kí hiệu từ bảng 14 phù hợp với nội dung của bảo vệ hoặc, nếu có thể, phân loại (PB, P1…P5) như sau: (2)
Hạng | Yêu cầu cơ bản (Bảng 2 và Bảng 3) | Yêu cầu bổ sung |
PB | I hoặc II | - |
P1 | I | Vùng gót được khép kín Đặc tính chống tĩnh điện Hấp thụ năng lượng vùng gót |
P2 | I | Giống như P1 thêm Độ thấm nước và hấp thụ nước |
P3 | I | Giống như P2 thêm Độ chống đâm xuyên Đế ngoài có vân |
P4 | II | Đặc tính chống tĩnh điện Hấp thụ năng lượng vùng gót |
P5 | II | Giống như P4 thêm Độ chống đâm xuyên Đế ngoài có vân |
Lưu ý:
- Ghi nhãn theo mục (1) và (2) phải để liền kề nhau.
- Để dễ dàng cho việc ghi nhãn, hạng giày ủng bảo vệ trong bảng trên được sử rộng nhiều nhất để kết hợp các yêu cầu cơ bản và yêu cầu bổ sung.
Mỗi chiếc giày ủng bảo vệ phải được ghi nhãn với những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Giày ủng cách điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời như thế nào?
Tại tiểu mục 8.2.3 Mục 8 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
8. Thông tin cần cung cấp
...
8.2.3 Giày ủng cách điện
Giày ủng có đặc tính cách điện bảo vệ có giới hạn chống lại sự tiếp xúc vô ý với các thiết bị điện nguy hiểm và vì vậy mỗi đôi giày ủng cách điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời như sau:
a) Giày ủng cách điện phải được sử dụng nếu có nguy cơ bị điện giật, ví dụ từ thiết bị điện đang làm việc có nguy hiểm.
b) Giày ủng cách điện không thể bảo vệ 100 % khỏi bị điện giật và các giới hạn bổ sung để tránh rủi ro này là cần thiết. Các giới hạn này, cũng như những thử nghiệm bổ sung được nêu ra dưới đây phải là công việc thường xuyên trong quá trình đánh giá rủi ro.
c) Điện trở của giày ủng phải đáp ứng các yêu cầu trong EN 50321 : 1999, điều 6.3 tại mọi thời điểm trong thời gian sử dụng của nó.
d) Mức độ bảo vệ có thể bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng, bởi:
1) Giày ủng bị phá hủy do các vết khía, cắt, bị ăn mòn hoặc nhiễm bẩn hóa chất, cần phải kiểm tra thường xuyên trong quá trình đánh giá rủi ro;
2) Giày ủng loại I có thể hấp thụ hơi ẩm nếu sử dụng trong thời gian dài và trong điều kiện ẩm ướt nó có thể trở thành giày ủng dẫn điện.
e) Nếu giày ủng được sử dụng trong điều kiện vật liệu làm đế bị bẩn, ví dụ do hóa chất, phải cẩn thận khi đi vào các khu vực nguy hiểm vì nó có thể làm ảnh hưởng đến các đặc tính điện của giày.
f) Người sử dụng nên trang bị các phương tiện thích hợp để kiểm tra và thử các đặc tính cách điện của giày ủng trong khi làm việc.
...
Theo đó, giày ủng có đặc tính cách điện bảo vệ có giới hạn chống lại sự tiếp xúc vô ý với các thiết bị điện nguy hiểm. Vì vậy mỗi đôi giày ủng cách điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời với nội dung như quy định nêu trên.
Giày ủng không có lót mặt thì có phải nêu trong tờ phiếu đính kèm hay không?
Tại tiểu mục 8.3 Mục 8 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
8. Thông tin cần cung cấp
...
8.3. Lót mặt
Nếu giày ủng có sử dụng một lót mặt có thể tháo được thì phải được nêu rõ ràng trong tờ phiếu đính kèm rằng phép thử đã được thực hiện với giày có lót mặt. Phải đưa ra cảnh báo rằng giày ủng chỉ được sử dụng với lót mặt ở đúng vị trí và lót này chỉ được thay thế bởi một lót có thể so sánh, được cung cấp bởi nhà sản xuất giày ủng.
Nếu giày ủng không có lót mặt thì nó cũng phải được nêu rõ ràng trong tờ phiếu đính kèm là các phương pháp thử này đã được tiến hành với giày không có lót. Phải đưa ra cảnh báo rằng giày ủng nếu có thêm lót có thể ảnh hưởng đến đặc tính bảo vệ của nó.
Theo đó, nếu giày ủng không có lót mặt thì phải được nêu rõ ràng trong tờ phiếu đính kèm là các phương pháp thử này đã được tiến hành với giày không có lót.
Phải đưa ra cảnh báo rằng giày ủng nếu có thêm lót có thể ảnh hưởng đến đặc tính bảo vệ của nó.