Minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 gồm những giấy tờ gì?
- Minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 gồm những giấy tờ gì?
- Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo chu kỳ thế nào?
- Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy trình nào?
- Xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như thế nào?
Minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT.
Tuy nhiên, có thể tham khảo ví dụ về minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được ghi nhận tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT.
Xem chi tiết Phụ lục I về minh chứng sử dụng trong đánh giá theo chuẩn giáo viên mầm non: Tại đây
Xem thêm:
>>> Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non là mẫu nào?
>>> Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
>>> Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 cho giáo viên THCS, THPT như thế nào?
>>> Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên các cấp như thế nào?
>>> Thông tư 14 đánh giá chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 gồm những giấy tờ gì?
Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo chu kỳ thế nào?
Tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được thực hiện theo chu kỳ như sau:
- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
- Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy trình nào?
Tại Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
b) Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.
...
Theo đó, việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được thực hiện theo quy trình sau:
- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.
Xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
...
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Theo đó, việc xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được chia làm 4 mức, cụ thể như sau:
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;
- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).