Mẫu quyết định ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Mẫu quyết định ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Nội quy phòng cháy chữa cháy là một bản văn bản quy định các yêu cầu và nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy tại doanh nghiệp. Bất kỳ nhân viên nào đang làm việc trong doanh nghiệp đó đều phải tuân thủ những quy định được quy định trong nội quy phòng cháy chữa cháy để giảm thiểu và ngăn chặn nguy cơ cháy nổ xảy ra trong doanh nghiệp.
Hiện nay, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và các văn bản liên quan không quy định về mẫu quyết định ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy của doanh nghiệp.
Có thể tham khảo mẫu quyết định ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy của doanh nghiệp sau đây:
Tải Mẫu quyết định ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp: Tại đây
Mẫu quyết định ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Nội dung cơ bản của nội quy phòng cháy chữa cháy là gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
3. Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
b) Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Theo đó, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau:
- Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt.
- Quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
Có bắt buộc người lao động tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại công ty hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định các đối tượng phải tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Theo quy định trên, công ty không bắt buộc người lao động tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy mà chỉ áp dụng đối với các đối tượng thuộc trường hợp nêu trên.