Mẫu phiếu công tác an toàn điện được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi mẫu phiếu công tác an toàn điện được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị N.M (Bình Dương).

Mẫu phiếu công tác an toàn điện được quy định như thế nào?

Mẫu phiếu công tác được quy định theo Phụ lục A QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện như sau:

pla


Mẫu phiếu công tác được quy định theo Phụ lục A QCVN 01: 2020/BCT: TẢI VỀ

Mẫu phiếu công tác an toàn điện được quy định như thế nào?

Mẫu phiếu công tác an toàn điện được quy định như thế nào?

Phiếu công tác bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo tiết 46 tiểu mục 3.5 Mục 3 QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định giải thích về nội dung của phiếu công tác bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin chính sau đây:

- Số phiếu công tác.

- Họ và tên của Người cấp phiếu công tác.

- Họ và tên Người lãnh đạo công việc (nếu có).

- Họ và tên Người giám sát an toàn điện (nếu có).

- Họ và tên Người cho phép.

- Họ và tên Người chỉ huy trực tiếp.

- Danh sách nhân viên đơn vị công tác.

- Nội dung công việc.

- Địa điểm làm việc.

- Thời gian làm việc (giờ, ngày, tháng và năm).

- Điều kiện tiến hành công việc (cắt điện hay không, làm việc ở gần nơi có điện).

- Phạm vi làm việc.

- Biện pháp an toàn được thực hiện tại nơi làm việc.

- Chỉ dẫn hoặc cảnh báo của Người cho phép đối với đơn vị công tác.

- Các hạng mục cần thiết khác (nếu có).

- Kết thúc công tác và giao trả hiện trường.

- Khóa phiếu công tác.

Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục III.IV Mục III QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện quy định:

III.IV. Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
36. Những công việc phải lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác theo quy định tại Điều 34 Quy chuẩn này.
37. Trách nhiệm lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công.
38. Nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Các nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công bao gồm (nhưng không hạn chế) các nội dung sau:
38.1. Tên công việc.
38.2. Phạm vi được phép làm việc.
38.3. Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp phòng tránh và bảo đảm an toàn cho người tham gia thực hiện công việc và cho cộng đồng tại nơi làm việc; trường hợp công việc thực hiện nhiều ngày thì các bên liên quan thống nhất thỏa thuận.
38.4. Bố trí nguồn nhân lực thực hiện.
38.5. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác để thực hiện công việc đúng tiến độ, bảo đảm an toàn.
39. Phê duyệt và sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
39.1. Biện pháp an toàn điện trong phương án thi công phải được đơn vị quản lý vận hành phê duyệt trước khi thi công.
39.2. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công (nhưng không thay đổi nội dung chính) phải được hai bên thỏa thuận, thông báo đến các đơn vị liên quan.

Như vậy, khi lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện phải tiến hành theo quy định trên.

Trách nhiệm thiết lập vùng làm việc an toàn ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 15 Mục I QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có đề cập về trách nhiệm thiết lập vùng làm việc an toàn như sau:

Trước khi làm việc gần phần có điện, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác theo quy định sau:

- Yêu cầu đối với tạo vùng làm việc an toàn:

+ Không được ảnh hưởng đến vận hành của các phần có điện gần vùng làm việc an toàn.

+ Không cản trở hoặc gây khó khăn cho đơn vị công tác trong việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố.

- Đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phối hợp xác định ranh giới vùng làm việc an toàn.

- Lập rào chắn tạm thời hoặc áp dụng biện pháp phù hợp để đơn vị công tác xác định được ranh giới vùng làm việc an toàn bằng trực quan.

- Bàn giao vùng làm việc cho đơn vị công tác.

Đồng thời, tiểu mục 16 Mục I QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định về việc tiếp nhận làm việc với vùng làm việc an toàn như sau:

- Khi tiếp nhận, Người chỉ huy trực tiếp và Người cho phép phải kiểm tra vùng làm việc an toàn.

- Trong quá trình làm việc đơn vị công tác không được:

+ Vượt qua ranh giới vùng làm việc an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập và bàn giao cho đơn vị công tác.

+ Dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào