Mẫu kịch bản 20 11 chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hay nhất? Giáo viên được nghỉ dạy để tham gia chương trình kỷ niệm không?
Mẫu kịch bản 20 11 chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hay nhất?
Kịch bản 20 11 chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam thường bao gồm các hoạt động nhằm tôn vinh và tri ân những người làm nghề giáo.
Có thể tham khảo mẫu kịch bản 20 11 chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam sau đây:
Thời gian: 20/11/2024 Địa điểm: Hội trường trường [Tên Trường] Người dẫn chương trình: [Tên Người Dẫn Chương Trình] I. Mở đầu chương trình Người dẫn chương trình: Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh, sinh viên! Hôm nay, chúng ta tụ hội về đây để cùng nhau kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11. Ngày 20 11 là một dịp đặc biệt để chúng ta thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô - những người đã cống hiến hết mình để dìu dắt nhiều thế hệ học trò. Đây là ngày để tôn vinh những nỗ lực và đóng góp của những người lái đò trong hành trình truyền tải tri thức, xây dựng và phát triển nền tảng tri thức cho đất nước. II. Chào cờ Đã đến giờ làm lễ, xin trân trọng kính mời quý vị đại biểu, quý thầy cô, các đồng chí cán bộ công nhân viên chức và toàn thể các học sinh đứng lên làm Lễ Chào cờ. Nghiêm … (hát Quốc ca). Thôi! Xin mời các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh an tọa. III. Giới thiệu đại biểu Về tham dự buổi lễ tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam hôm nay, tôi xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng: 1. Về phía UBND huyện ..... + Xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng: 2. Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo .......: + Xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng: 3. Về phía chính quyền địa phương: + Xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng: 4. Xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng - Thầy giáo: ......- nguyên Hiệu trưởng trường THCS ...... 5. Xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng - Thầy giáo: ........- nguyên Phó Hiệu trưởng, Phụ trách chung trường TH..... 6. Xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng - Qúy thầy, cô giáo nguyên là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công Đoàn, quý thầy, cô giáo nguyên là giáo viên của trường đã nghỉ hưu, quý cô, quý bác nguyên là cán bộ, nhân viên của nhà trường, nhà trường qua các thời kì. Xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng quý vị nguyên là trưởng Ban Đại diện cha mẹ học sinh qua các thời kỳ. 7. Xin trân trọng kính giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng quý vị trong Ban Đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường. 8. Về phía nhà trường, tôi trân trọng kính giới thiệu sự hiện diện của: + Thầy giáo: ..........- Bí thư Chi bộ, hiệu trưởng nhà trường. + Thầy giáo: ..........- Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường Cùng toàn thể quý thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của nhà trường cũng có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay. Để mở đầu cho lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hôm nay, thầy trò trường ….. có những tiết mục văn nghệ chào mừng. Xin cảm ơn những tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam đến từ đội văn nghệ của trường...... Xin quý vị cho một tràng vỗ tay thật nồng nhiệt thay lời cảm ơn tới đội văn nghệ. (Vỗ tay) IV. Phát biểu của Hiệu Trưởng Sau đây xin trân trọng kính mời thầy/cô: ………….. - Hiệu trưởng trường …………. có đôi lời phát biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. (Hiệu trưởng phát biểu) Xin trân trọng cảm ơn thầy/cô. V. Phát biểu của đại diện học sinh Thay lời tri ân của các thế hệ học sinh toàn trường, xin mời em ……….., sẽ đại diện cho các bạn học sinh sẽ phát biểu những suy nghĩ, tình cảm của mình dành tặng cho thầy cô giáo. Người đại diện học sinh: [Tên học sinh] Cám ơn những chia sẻ chân thành đến từ các bạn học sinh dành tặng cho các thầy cô kính yêu trong ngày lễ trọng đại này. Để giúp không khí thêm sôi động và nhiệt huyết hơn, chúng ta sẽ đến với một tiết mục văn nghệ do tập thể lớp …….. thể hiện. VI. Sơ kết phong trào thi đua và trao thưởng Người dẫn chương trình: Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời thầy/cô giáo ………….. - Chủ tịch công đoàn trường lên, đánh giá kết quả thi đua đợt 1 và trao phần thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong thời gian qua. Xin trân trọng kính mời thầy/cô. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành tôn vinh các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc trong giảng dạy và công tác. Trao thưởng: [Tên giáo viên và thành tích] Mời đại diện ban giám hiệu lên trao thưởng cho các thầy cô. VII. Bế mạc, chào cờ Những kết quả, thành tích xuất sắc vừa được công bố cũng là lời kết khép lại chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 hôm nay. Xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh đứng lên làm lễ chào cờ! Nghiêm! Chào cờ... Chào! Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 đến đây là kết thúc, xin kính chúc đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh sức khỏe, hạnh phúc và thành công! |
Lưu ý:
Các tiết mục văn nghệ nên được chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo không khí vui tươi, ấm áp.
Có thể thêm các hoạt động giao lưu hoặc trò chơi nhỏ giữa các tiết mục để tăng tính tương tác và tạo không khí thân thiện.
Mẫu kịch bản 20 11 chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hay nhất? Giáo viên được nghỉ dạy để tham gia chương trình kỷ niệm không? (Hình từ Internet)
Giáo viên được nghỉ dạy để tham gia chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Theo đó, giáo viên là viên chức được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định hiện hành, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 không phải là ngày lễ, Tết của người lao động nói chung và giáo viên là viên chức nói riêng. Do đó, giáo viên là viên chức sẽ không được nghỉ vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể nghỉ phép năm hoặc nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 113, Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 vào ngày 20 11 2024.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định như sau:
Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Như vậy, ngày 20 11 thì các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Đây không phải là quy định bắt buộc mà sẽ tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi nhà trường sẽ quyết định cho giáo viên nghỉ hoặc không.
Giáo viên có bao nhiêu ngày phép năm?
Cụ thể tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu giáo viên có thời gian làm việc tại trường đủ 12 tháng trong năm thì sẽ có 12 ngày nghỉ phép tương ứng.
Trường hợp chưa làm đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, giáo viên sẽ được tăng số ngày nghỉ phép năm theo thâm niên làm việc (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).
Lưu ý: Ngoài các quy định trên thì tại khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi có quy định khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) có quy định cụ thể về việc bố trí các ngày nghỉ cho giáo viên như sau:
- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Nhà trường sẽ căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà Hiệu trưởng sẽ bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.