Mẫu cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường lớp 2024 dành cho giáo viên các cấp mới nhất?
Mẫu cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường, lớp 2024 dành cho giáo viên các cấp mới nhất?
Bản cam kết giữa phụ huynh và học sinh để không vi phạm nội quy nhà trường là một dạng văn bản thường gặp ở các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông. Được lập ra bởi phụ huynh và học sinh, hoặc đôi khi do chính nhà trường, văn bản này yêu cầu các bên ký kết cam kết tuân thủ nội quy và các quy định của trường.
Thông thường, bản cam kết này được sẽ được nhà trường, giáo viên phổ biến vào đầu mỗi năm học mới, nhằm mục đích giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ quy định của trường, từ đó tránh những vi phạm không đáng có và biết được các hình thức kỷ luật có thể áp dụng khi có vi phạm xảy ra.
Sau đây là mẫu cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường, lớp 2024 dành cho giáo viên và nhà trường tham khảo:
Mẫu cam kết không vi phạm nội quy trường, lớp cho THPT: TẢI VỀ
Mẫu cam kết không vi phạm nội quy trường, lớp cho THCS: TẢI VỀ
Mẫu cam kết không vi phạm nội quy trường, lớp cho tiểu học: TẢI VỀ
Mẫu cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường lớp 2024 dành cho giáo viên các cấp mới nhất?
Giáo viên tiểu học có được quyền bắt học sinh chép bài phạt theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 38 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về xử lý kỷ luật học sinh như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
1. Thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Học sinh có thành tích xuất sắc, học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, có nhiều đóng góp cho tập thể được các bạn trong lớp bình chọn hoặc có thành tích đột xuất khác thì được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức: tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường, tặng giấy khen hoặc thư khen.
3. Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Theo quy định trên, khi học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật được quy định từng cấp bậc. Tuy nhiên trong những biện pháp kỷ luật này không có biện pháp bắt học sinh chép bài phạt.
Do đó, giáo viên tiểu học không có quyền trong việc bắt học sinh chép bài phạt khi học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua. Tuy nhiên, tùy theo phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ có các cách rèn luyện cho học sinh phù hợp nhất.
Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên tại trường tiểu học phải tuân theo quy định gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên
1. Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật, trong đó cần chú ý:
a) Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức.
b) Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
c) Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
d) Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.
đ) Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
2. Nhân viên không cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và các công việc khác của nhà trường.
Như vậy, hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục cũng như pháp luật, cụ thể
- Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức.
- Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
- Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
- Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.
- Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.