Lực lượng dự bị động viên là lực lượng gì? Khi nào được huy động Lực lượng dự bị động viên?
Lực lượng dự bị động viên là lực lượng gì gì?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 có giải thích lực lượng dự bị động viên như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
...
7. Huy động lực lượng dự bị động viên là việc gọi quân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định pháp luật, lực lượng dự bị động viên là lực lượng bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Việc huy động quân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân được gọi là huy động lực lượng dự bị động viên.
Lực lượng dự bị động viên là lực lượng gì? Khi nào được huy động Lực lượng dự bị động viên?
Khi nào được huy động Lực lượng dự bị động viên?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định những trường hợp được phép huy động lực lượng dự bị động viên, như sau:
Các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên
1. Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.
2. Khi thi hành lệnh thiết quân luật.
3. Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
4. Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
Như vậy, chỉ trong 4 trường hợp trên mới được phép thực hiện việc huy động lực lượng dự bị động viên.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định những hành vi bị cấm trong việc huy động lực lượng dự bị động viên tại Điều 7 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
1. Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.
2. Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
3. Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Độ tuổi hạ sĩ quan, binh sĩ sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về độ tuổi đối với quân nhân dự bị khi vào đơn vị dự bị động viên như sau:
Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình
1. Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:
a) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;
b) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.
Như vậy độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình là:
- Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;
- Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về việc tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị phải đảm bảo thực thiện theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:
Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định số lượng từng nhóm, ngành sĩ quan dự bị cần đào tạo giao cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
3. Chính phủ quy định đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị.