Lọc ảo nguyện vọng 2024 có điều chỉnh điểm chuẩn đại học không? Sinh viên được hỗ trợ tư vấn việc làm như thế nào?
Lọc ảo nguyện vọng 2024 có điều chỉnh điểm chuẩn đại học hay không?
Xem thêm:
>> Công bố điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2024
>> Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội 2024
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 thì việc xử lý nguyện vọng là quy trình xử lý trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung để xác định nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển, trên cơ sở đó lập danh sách thí sinh trúng tuyển.
Lọc ảo nguyện vọng còn được hiểu là xử lý nguyện vọng xét tuyển của thí sinh. Căn cứ theo Mục 3 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 có lưu ý đối với CSĐT như sau:
Hệ thống xử lý nguyện vọng xét tuyển chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng thấp hơn vào CSĐT khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà CSĐT gửi lên Hệ thống, không có chức năng điều chỉnh chỉ tiêu, điểm chuẩn mà CSĐT đã xác định; Hệ thống không xét tuyển thay cho các CSĐT.
Do đó việc lọc ảo nguyện vọng 2024 hay kết quả lọc ảo của thí sinh không thể điều chỉnh điểm chuẩn mà CSĐT đã xác định. Kết quả lọc ảo chỉ giúp lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng thấp hơn vào CSĐT khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà CSĐT gửi lên Hệ thống.
Lọc ảo nguyện vọng 2024 có điều chỉnh điểm chuẩn đại học không? Sinh viên được hỗ trợ tư vấn việc làm như thế nào?
Thời gian công bố điểm chuẩn đại học 2024 của các trường đại học là khi nào
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 sẽ thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1: Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 19/8/2024.
Như vậy, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn bắt đầu từ 17h ngày 17/8 và hoàn thành chậm nhất đến ngày 19/8.
Ngoài ra, xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống: Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024.
Từ ngày 17/8, nhiều trường Đại học dự kiến công bố điểm chuẩn ĐH năm 2024 như: ĐH Bách khoa Hà Nội; học viện ngân hàng, ĐH Công thương TPHCM,....
Đối với hông báo kết quả và xác nhận nhập học đại học như sau:
Cụ thể tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về việc thông báo kết quả và xác nhận nhập học đại học năm 2023 như sau:
- Cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.
- Thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.
- Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định:
+ Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.
+ Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;
+ Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
- Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.
Sinh viên được hỗ trợ tư vấn việc làm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH thì tư vấn việc làm trong giáo dục nghề nghiệp là các hoạt động giúp người học nắm bắt được thông tin về việc làm từ thị trường lao động, nâng cao khả năng, cơ hội tìm việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở trường và nguyện vọng của bản thân; người học được tư vấn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, theo Điều 9 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Tư vấn việc làm
1. Cung cấp thông tin về việc làm liên quan đến ngành, nghề đào tạo; thông tin về tuyển dụng, yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động; chính sách lao động, việc làm cho người học.
2. Tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và một số kỹ năng làm việc khác.
3. Tư vấn việc làm cho người học lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, năng lực, nguyện vọng; kết nối với đơn vị sử dụng lao động giới thiệu việc làm cho người học.
4. Các nội dung tư vấn việc làm khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, học sinh, sinh viên được tham gia vào các hoạt động để tư vấn về việc làm như sau:
+ Được tìm hiểu, cung cấp thông tin về các ngành nghề mình quan tâm, các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với người lao động.
+ Được đào tạo, trang bị kỹ năng mềm khi đi làm
+ Được đưa lời khuyên về công việc để lựa chọn phù hợp với bản thân
+ Các hoạt động tư vấn việc làm khác.