Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định:
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Tổ chức kiểm định bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức kiểm định đề nghị chấm dứt hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định;
c) Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu để được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định;
d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Bị xử phạt 3 lần trong vòng 12 tháng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
e) Bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp 2 lần trong vòng 12 tháng hoặc hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ;
g) Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
h) Bị giải thể đối với đơn vị sự nghiệp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động kiểm định.
2. Hồ sơ thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định
a) Trường hợp tổ chức kiểm định đề nghị chấm dứt hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
- Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã được cấp;
- Phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do tổ chức kiểm định thực hiện.
...
Theo đó, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong trường hợp sau:
- Tổ chức kiểm định đề nghị chấm dứt hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
- Tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định;
- Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu để được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định được cấp không đúng thẩm quyền;
- Bị xử phạt 3 lần trong vòng 12 tháng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
- Bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp 2 lần trong vòng 12 tháng hoặc hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ;
- Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
- Bị giải thể đối với đơn vị sự nghiệp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động kiểm định.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Ai có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 49/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 4/2023/NĐ-CP quy định:
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
...
3. Trình tự thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định
a) Trường hợp tổ chức kiểm định đề nghị chấm dứt hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
Tổ chức kiểm định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xem xét, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho tổ chức kiểm định đề nghị chấm dứt hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do.
b) Trường hợp bị buộc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
...
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, định kỳ;
d) Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Theo đó, mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là:
- Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
- Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.